Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn, cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia đình đều khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình đành phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.
Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai ? Vì sao ?
Khoản 3 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ là “Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ”, là thể hiện mối quan hệ
A. giữa pháp luật với cha mẹ.
B. giữa cha mẹ với xã hội.
C. giữa cha mẹ và con.
D. giữa các thế hệ trong gia đình.
Trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với trẻ em được quy định ở điều mấy, luật trẻ em năm nào?
b) Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và chồng trong đời sống gia đình ?
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ;
b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ;
c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ;
d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ;
đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;
e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc ;
g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời ;
h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm ;
i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con ;
k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính ;
l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc ;
m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.
Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q thi vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?
A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.
B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.
C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
Q muốn thi đại học vào ngành Sư phạm, nhưng bố mẹ Q lại muốn Q thi vào ngành Tài chính. Q phải dựa vào cơ sở nào dưới đây trong Luật Hôn nhân và gia đình để nói về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con ?
A. Con có toàn quyền quyết định nghề nghiệp cho mình.
B. Cha mẹ không được can thiệp vào quyết định của con.
C. Cha mẹ tôn trọng quyền chọn nghề của con.
D. Chọn ngành học phải theo sở thích của con.
Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
B. Bình đẳng giữa người trước và người sau.
C. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
D. Bình đẳng giữa các thành viên.
Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên, vì sao ?
a) Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện ;
b) Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội ;
c) Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế ;
d) Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh ;
đ) Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội:
e) Học tập vì quyền lợi của bản thân ;
g) Học tập, làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân vì hạnh phúc của nhân dân ;
h) Vượt mọi khó khăn thực hiện kế hoạch đặt ra ;
i) Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức ;
k) Dồn hết sức lực vào việc học tập.