Minh Hiếu

1. Tìm a,b ∈ Z+(a,b ≠1) để 2a+3b là số chính phương

2. Tìm nghiệm nguyên không âm của phương trình:

\(\left(2x+5y+1\right)\left(2020^{\left|x\right|}+y+x^2+x\right)=105\)

3. Tìm x,y,z ∈ Z+ t/m: 

\(xy+y-x!=1;yz+z-y!=1;x^2-2y^2+2x-4y=2\)

4. Tìm tất cả các số nguyên tố p;q;r sao cho:

                    pq+qp=r

5. Tìm nghiệm nguyên tố của phương trình:

          \(x^y+y^x+2022=z\)

6. CMR: Với n ∈ N và n>2 thì 2n-1 và 2n+1 không thể đồng thời là 2 số chính phương

Trên con đường thành côn...
7 tháng 1 2022 lúc 20:36

Bài 2: Ta có:

\(\left(2x+5y+1\right)\left(2020^{\left|x\right|}+y+x^2+x\right)=105\) là số lẻ

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}2x+5y+1\\2020^{\left|x\right|}+y+x^2+x\end{matrix}\right.\) đều lẻ

\(\Rightarrow y⋮2\)\(\Rightarrow2020^{\left|x\right|}⋮̸2\Leftrightarrow\left|x\right|=0\Leftrightarrow x=0\).

Thay vào tìm được y...

Bình luận (0)
Trên con đường thành côn...
7 tháng 1 2022 lúc 21:12

Lúc nãy bận thi online nên giờ mới làm tiếp được, bạn thông cảm.

Bài 4:

Do p; q; r là các SNT nên \(p^q+q^p>2^2+2^2=8\Rightarrow r>8\) nên r là SNT lẻ

Mà r lẻ thì trong 2 số \(p^q;q^p\) phải có 1 số lẻ, một số chẵn.

Do vai trò p; q như nhau nên không mất tính tổng quát ta giả sử p lẻ, q chẵn

\(\Rightarrow q=2\). Lúc này ta có:

\(p^2+2^p=r\)

+Xét p=3\(\Rightarrow p^2+2^p=r=17\left(tm\right)\) (Do p lẻ nên loại TH p=2)

+Xét p>3. Ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}p^2\equiv1\left(mod3\right)\\2^p\equiv\left(-1\right)^p\equiv-1\left(mod3\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow p^2+2^p\equiv1+\left(-1\right)\equiv0\left(mod3\right)\)

\(\Rightarrow\left(p^2+2^p\right)⋮3\) mà \(p^2+2^p>3\) nên là hợp số

\(\Rightarrow r\) là hợp số, không phải SNT, loại.

Vậy ta có \(\left(p;q;r\right)\in\left\{\left(3;2;17\right);\left(2;3;17\right)\right\}\) tm đề bài

 

Bình luận (0)
Trên con đường thành côn...
7 tháng 1 2022 lúc 21:22

Bài 6: Ta có 1SCP lẻ chia cho 4 dư 1.

Nếu 2n-1 là SCP thì ta có

\(2n-1\equiv1\left(mod4\right)\Leftrightarrow2n+1\equiv3\left(mod4\right)\)

Do đó 2n+1 không là SCP

\(\Rightarrowđpcm\)

Bình luận (0)
Trên con đường thành côn...
7 tháng 1 2022 lúc 21:31

Bài 5:

Tương tự bài 4 thì z lẻ nên trong 2 số x, y phải có một số chẵn, một số lẻ.

Không mất tính tổng quát, giả sử x chẵn, y lẻ \(\Rightarrow x=2\). Lúc này ta có:

\(2^y+y^2+2022=z\). Tương tự bài 4, xét y=3 và y>3...

Bình luận (0)
Trên con đường thành côn...
7 tháng 1 2022 lúc 22:05

undefined

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Lâm
7 tháng 1 2022 lúc 22:37

1.

Đặt \(2^a+3^b=c^2\)

- Nếu a lẻ \(\Rightarrow\) vế trái chia 3 dư 2 (ktm) \(\Rightarrow a=2k\)

- Nếu \(b\) lẻ \(\Rightarrow\) vế trái chia 4 dư 3 (ktm) \(\Rightarrow b=2m\)

\(\Rightarrow2^{2k}+3^{2m}=c^2\)

\(\Rightarrow3^{2m}=\left(c-2^k\right)\left(c+2^k\right)\)

- Nếu \(c-2^k\) và \(c+2^k\) đều chia hết cho 3 \(\Rightarrow c-2^k+c+2^k⋮3\Rightarrow c⋮3\)

\(\Rightarrow c^2⋮3\Rightarrow2^a⋮3\) (vô lý)

\(\Rightarrow c-2^k=1\) và \(c+2^k=3^{2m}\)

\(\Rightarrow3^{2m}-1=2.2^k\Rightarrow\left(3^m-1\right)\left(3^m+1\right)=2^{k+1}\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3^m-1=2^x\\3^m+1=2^y\end{matrix}\right.\) với \(y>x\)\(\Rightarrow2^y-2^x=2\Rightarrow2^x\left(2^{y-x}-1\right)=2\)

\(\Rightarrow2⋮2^{y-x}-1\)

Ta có \(2^{y-x}-1\) luôn lẻ với y>x, mà 2 chỉ có 1 ước lẻ duy nhất là 1

\(\Rightarrow2^{y-x}-1=1\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}y-x=1\\2^x=2\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1\\y=2\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow m=1\Rightarrow b=2\) 

Đồng thời \(2^{k+1}=3^{2m}-1=8\Rightarrow k=2\Rightarrow c=1+2^k=5\)

\(\Rightarrow2^a+9=25\Rightarrow a=4\)

Vậy \(\left(a;b\right)=\left(4;2\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Thanh Tùng Nguyễn
Xem chi tiết
Vinne
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Thiên
Xem chi tiết
Thắng Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Điền
Xem chi tiết
nguyen thuy linh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hạ
Xem chi tiết