Tham khảo
Sự phân hoá trong xã hội Ấn Độ cổ đại được biểu hiện qua chế độ đẳng cấp Vác-na.
- Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
- Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
- Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
- Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn
=> Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau.
+ Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là "tiện dân", còn gọi là "người không thể đến gần".
+ Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân" thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, "tiện dân" chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.
Tham khaor
Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau • Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Tham khảo
Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện như thế nào? Sự phân hóa trong xã hội Ấn Độ cổ đại biểu hiện ở những điều luật khắt khe: • Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau • Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
1. Tặng phẩm của những dòng sông
- Vị trí địa lí:
+ Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phrát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á, cung cấp nguồn nước dồi dào, cùng với phù sa màu mỡ tạo nên những cánh đồng rộng lớn do phù sa các sống bồi đắp.
+ Các dòng sông được khai thác trở thành những tuyến đường giao thông nối liền giữa các vùng để thúc đẩy thương mại.
- Hoạt động kinh tế:
+ Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân Ai Cập cổ đại đã đến định cư ở lưu vực sông Nin và chuyển từ đời sống chăn nuôi du mục sang làm nghề nông từ rất sớm.
+Trong cơ cấu kinh tế của Ai Cập cổ đại, ngay từ ngày xưa, nông nghiệp được xem là ngành kinh tế chính, còn các ngành khác như chăn nuôi, đánh cá, thủ công nghiệp, thương nghiệp có tính chất bổ trợ.
+ Để canh tác nông nghiệp hiệu quả, người Ai Cập cổ đại đã dùng sức kéo của trâu bò và những lưỡi cày để xới đất hiệu quả hơn.
+ Các dòng sông được khai thác trở thành những tuyến đường giao thương chính, nối liền giữa các vùng, thúc đẩy thương mại ở Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.
Nhờ biết khai thác những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà đã sớm tạo dựng được nền văn minh của mình.
2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà
- Ai Cập: Khoảng 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mê-nét đã thống nhất các công xã còn được gọi là nôm, thành lập nhà nước Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn:
+ Thế kỉ XXXII TCN- XXVII TCN: Tảo vương quốc.
+ Thế kỉ XXVII TCN- XXI TCN: Cổ vương quốc.
+ Thế kỉ XXI TCN- XVIII TCN: Trung vương quốc.
+ Thế kỉ XVI TCN- XI TCN: Tân vương quốc.
+ Thế kỉ XI TCN – I TCn: Hậu kì vương quốc.
+ Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập sụp đổ.
- Lưỡng Hà: Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và thành lập các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông. Sau đó, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,… đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỉ III TCN.
3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
Người Ai Cập và Lưỡng Hà có đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,..
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:
+ Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ"paper" (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ "Papyrus". Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm "bút" rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.
+ Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình.
+ Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
+ Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.
+ Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.
+ Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:
+ Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ hình nêm. Đó là loại chữ cổ nhất thế giới
+ Toán học: Người Lưỡng Hà thì theo hệ đếm 60, từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây, tính được diện tích các hình
+Kiến trúc: Vườn treo Ba-bi-lon.
ND chính
ND chính:
- Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Hành trình lập quốc của Ai Cập và Lưỡng Hà
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà
Khoảng 3500 năm TCN, cư dân Tây Á và Ai cập đã biết sử dụng đồng đỏ để chế tác công cụ lao động.
- Khoảng 2000 năm TCN, cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã biết sử dụng đồng thau.
- Khoảng cuối thiên niên kỉ II – đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân ở nhiều khu vực trên thế giới đã biết sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động.
ự xuất hiện của các công cụ lao động kim khí đã khiến cho 1 số người có khả năng lao động tốt tạo ra nhiều của cải hơn, dẫn đến tình trạng dư thừa của cải và lợi dụng vị trí, uy tín của bản thân để chiếm đoạt của cải dư thừa của người khác. Họ ngày càng trở nên giàu có, còn những người đã nghèo nay còn nghèo hơn.
- Cư dân trong xã hội được phân chia thành 4 đẳng cấp với những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau:
+ Đẳng cấp Brama (tăng lữ - quý tộc): đây là đẳng cấp cao nhất.
+ Đẳng cấp Ksatria (vương công – võ sĩ): đây là đẳng cấp có vị trí cao thứ hai trong xã hội.
+ Đẳng cấp Vaisia (nông dân, thợ thủ công; thương nhân) đây là đẳng cấp cao thứ ba trong xã hội.
+ Đẳng cấp Suđra là những người thấp kém nhất trong xã hội; họ phải phục tùng không điều kiện cho 3 đẳng cấp trên (Brama, Ksatria và Vaisia).
- Quan hệ giữa các đẳng cấp trong đời sống thường nhật được luật pháp quy định rất chặt chẽ:
+ Những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau.
+ Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính và phục tùng không điều kiện những người thuộc đẳng cấp trên.
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập:
+ Tín ngưỡng:
Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần sông Nin, thần Mặt trời…).
Tin vào sự bất tử của linh hồn (cho rằng sau khi chết, linh hồn có thể trở lại thể xác để hồi sinh => có tục ướp xác).
+ Lịch pháp: sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên giấy làm từ thân của cây Papirut.
+ Toán học: Giỏi về hình học; Biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
+ Kiến trúc: Xây dựng được các công trình đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ: Kim tự tháp…
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu củangười Lưỡng Hà:
+ Tín ngưỡng: Sùng bái tự nhiên (tôn thờ nhiều vị thần, như: thần Mặt trời…).
+ Lịch pháp: Sáng tạo ra nông lịch.
+ Chữ viết: Sử dụng chữ tượng hình; Chữ được viết trên đất sét.
+ Toán học: Giỏi về số học; Sử dụng hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
+ Kiến trúc: xây dựng được các công trình đồ sộ. Ví dụ: vườn t