1) em có nhận xét gì về khí hâu Châu Á (bài 2)?
2) nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lạnh thổ Châu Á hiện nay? ( bài 7)
3) trình bày vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị khu vực Tây Nam Á? ( bài 9)
4) trình bày vị trí địa lý, địa hình, khí hâu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên khu vực Nam Á? (bài 10)
5) nêu đặc diểm phát triển kinh tế của 1 số quốc Đông Á? (bài 13)
giúp mình với nha, tại vì mình sắp kt rồi
3.Đặc điểm tự nhiên
+Tây Nam á có 3 miền địa hình chính:
- Đông bắc: Hệ thống núi và sơn nguyên cao có hướng Tây Bắc- Đông Nam.
- ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ.
- Phía tây nam là cao nguyên A-rap xen lẫn với các hoang mạc rộng lớn.
+ Phần lớn Tây Nam á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới khô và cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.
Tây Nam á có trữ lượng dầu mỏ chiếm 50% trữ lượng thế giới. Các quốc gia trong khu vực có trữ lượng lớn là: A-rập Xê-út (khoảng 263 tỉ thùng), I-ran (khoảng 131 tỉ thùng), I-rắc ( khoảng 115 tỉ thùng), Cô-oét (khoảng 94 tỉ thùng). Các tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (khoảng 92 tỉ thùng - năm 2003).
+ Khoáng sản chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng rất lớn.
+ Hệ thống sông ngòi ít phát triển, có hệ thống sông Lưỡng Hà.
* Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
+ Tây Nam á với khoảng 313 triệu dân (năm 2005) phần lớn là người ả - rập theo đạo Hồi
+ Cây trồng chủ yếu ở đây là lúa mì, bông, chà là.Chăn nuôi chủ yếu dưới hình thức du mục.
+ Ngày nay hoạt động công nghiệp phát triển rất mạnh với công nghiệp khai thác dầu mỏ để xuất khẩu.
+Vị trí địa lí với nguồn tài nguyên phong phú đó là ngòi nổ dẫn đến những cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc, tôn giáo và cũng là nguyên nhân của sự mất ổn định về chính trị trong khu vực.
Câu 2 :
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nền kinh tế các nước ở châu Á có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trình độ phát triển kinh tế giữa các nước và các vùng lãnh thổ khôngđồng đều.
4.
1. Vị trí địa lí và địa hình
– Nam Á nằm về phía Nam châu Á trên phần lớn bán đảo Đề Can.
– Nam Á có ba miền địa hình chính:
+ Phía Bắc: Dãy hi-ma-lay-a.
+ Ở giữa: Đồng bằng Ấn-Hằng.
+ Phía Nam: Sơn nguyên.
5.
Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á
a. Nhật Bản:
– Là nước công nghiệp phát triển cao với các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như: chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.
– Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới. Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ… thu nhập của người Nhật Bản rất cao.
– Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33 400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
5b)
Trung Quốc:
– Nhờ chính sách cải cách và mở cửa phát huy nguồn lao động dồi dào và tài nguyên phong phú nên nền kinh tế phát triển nhanh và đầy tiềm năng.
Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là :
-Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
– Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 – 2001 tốc độ tăng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.
Câu 5 :
a) Nhật Bản
Từ sau năm 1945, Nhật Bàn tập trung khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay, Nhật Bản là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kì.
Trong quá trình phát triển, Nhật Bản đã tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản :
- Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển.
- Công nghiệp điện tử : chế tạo các thiết bị điện tử, máy tính điện tử, người máy công nghiệp.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng : máy lạnh...
Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và có bán rộng rãi trên thế giới.
Nhờ những thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ... thu nhập của người Nhật Bản rất cao.
Bình quân GDP đầu người của Nhật Bản năm 2001 đạt 33 400 USD. Chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
b) Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới. Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên trong vòng 20 năm trở lại đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi lớn lao.
Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là :
-Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, nhờ đó giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người.
- Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (từ 1995 - 2001 tốc độ tăng hàng năm trên 7%), sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng đứng hàng đầu thế giới.
Câu 5:
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau :
- Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn (ví dụ : thập niên 50 của thế kỉ XX, tập trung vốn cho ngành điện lực, thập niên 60 - cho các ngành luyện kim, thập niên 70 - cho giao thông vận tải,...)
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công.
Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6%, năm 1980). Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%. Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.
Nhận xét : Nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 - 2005 phát triển chậm lại.
Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, tài chính. GDP năm 2005 của Nhật Bản đạt khoảng 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì.
Câu 4:
Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên các vùng đồng bằng và sơn nguyên thấp, vé mùa đông có gió mùa đông bắc với thời tiết lạnh và khô. Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9. có gió mùa tây nam nóng và ẩm từ Ấn Độ Dương đến mang theo mưa cho khu vực Nam Á. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực. Trên các vùng núi cao, nhất là Hi-ma-lay-a, điều kiện khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa rất phức tạp. Trên các sườn phía nam, phần thấp thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều. Càng lên cao khi hậu càng mát dần. Từ độ cao 4500m trở lên là đới băng tuyết vĩnh cửu. Ở sườn phía bắc có khí hậu lạnh và khô, lượng mưa dưới 100mm. Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu nhiệt đới khô, lượng mưa hàng năm từ 200 - 500mm. Địa hình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa khí hậu Nam Á.
Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.
Nam Á có nhiều cảnh quan : rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và cảnh quan núi cao.
Câu 3:
Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.
Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp : trồng lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
Ngày nay, công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hàng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét. Li-băng.
Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa tới nay đây vẫn là nơi xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
Sự không ổn định vé chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.
Câu 2:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Câu 1:
- Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á :
+ Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo).
- Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
1.
1. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng
– Khí hậu Châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khia hậu khác nhau: Từ khí hậu cực và cận cực -> khí hậu ôn đới -> khí hậu cận nhiệt -> khí hậu nhiệt đới -> khí hậu xích đạo.
– Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
– Ngoài ra, còn sự phân hóa theo độ cao.
1.
Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
Có 2 kiểu khí hậu phổ biến: khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
+ Khí hậu gió mùa: Phạm vi ảnh hưởng bao gồm khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
– Đặc điểm khí hậu gió mùa là trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió thổi từ nội địa ra nên không khí lạnh và khô, mưa ít, mùa ha gió thổi từ đại dương vào lục địa thời tiết ấm mưa nhiều.
+ Khí hậu lục địa: Chiếm phần lớn diện tích nội địa của Châu Á và vùng Tây Nam Á.
– Đặc điểm khí hậu khô hạn, hình thành nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc ở Trung Á, Tây Nam Á.
2.
1. Một châu lục đông dân nhất thế giới
– Châu Á có số dân đông nhất so với các châu khác: số dân lớn, tăng nhanh, mật độ dân số cao, luôn chiếm hơn 1/2 dân số toàn thế giới.
– Ngày nay do áp dụng tích cực chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số đã giảm đáng kể (1.3%, ngang với mức trung bình năm của thế giới).
2.
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
Dân cư châu Á chủ yếu thuộc các chủng tộc: Môn- gô- lô- ít, Ơ- rô- pê- ô- it và một số ít thuộc chủng tộc Ô- xtra-lô- ít.
Câu 1 :
– Khí hậu Châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới và kiểu khia hậu khác nhau: Từ khí hậu cực và cận cực -> khí hậu ôn đới -> khí hậu cận nhiệt -> khí hậu nhiệt đới -> khí hậu xích đạo.
– Nguyên nhân: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
– Ngoài ra, còn sự phân hóa theo độ cao.
3.
1.Vị trí địa lí
– Nằm ở phía Tây Nam Châu Á tiếp giáp vơí các biển: Đen, Caxpi, Aráp, Đỏ, Địa Trung Hải, Vịnh Pec-Xích.
– Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm vị trí ngả 3 châu Âu, châu Á, châu Phi, nối liền biển Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương qua kênh đào Xuy-ê.