Hai vật 1 và 2 có khối lượng m 1 = 2 m 2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là ∆ t 2 = 2 ∆ t 1 . Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật.
A. c 1 = 2 c 2
B. c 1 = 1 / 2 c 2
C. c 1 = c 2
D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t 1 > t 2 hay t 1 < t 2
Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi
A. hai vật có nhiệt năng khác nhau
B. hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.
C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.
D. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau.
Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1 = 2.m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2 = 2.Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên vật.
A. c1 = 2.c2
B. c1 = 1/2 .c2
C. c1 = c2
D. Chưa thể xác định được vì chưa biết t1 > t2 hay t1 < t2
Hai vật nóng (1) và lạnh (2) có cùng khối lượng m. Cho tiếp xúc nhau, chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của vật nóng giảm đi một lượng Δt. Khi đó nhiệt độ của vật lạnh tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của vật nóng (1) và vật lạnh (2) lần lượt là c 1 , c 2 và c 1 = 2 c 2
A. Δt
B.Δt/2
C. m.Δt
D. 2.Δt
Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt là không đúng?
A. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể xảy ra trong không khí và trong chân không.
B. Dẫn nhiệt xảy ra khi các vật tiếp xúc nhau, bức xạ nhiệt có thể xảy ra khi các vật không tiếp xúc nhau.
C. Trong không khí bức xạ nhiệt xảy ra nhanh hơn dẫn nhiệt.
D. Trái Đất nhận được năng lượng từ Mặt Trời nhờ bức xạ nhiệt, không nhờ dẫn nhiệt.
1. Vật A cân bằng nhiệt với vật B và vật B có cùng nhiệt độ với vật C. Ba vật khác nhau về chất liệu và khối lượng. Câu nào sau đây là chắc chắn đúng ? A. Vật A không nhất thiết cân bằng nhiệt với vật C. B. Có sự truyền nhiệt năng khi đặt vật A tiếp xúc nhiệt với vật C. C. Vật A có cùng nhiệt độ với vật C. D. Vật A và vật B có cùng nhiệt năng 2. Hai miếng đồng có khối lượng lần lượt là m và 2m. Khi hoa trên ngọn lửa đèn cồn trong khoảng thời gian bằng nhau từ ngọn lửa, nhiệt lượng bằng nhau từ ngọn lửa, nhiệt độ của miếng đồng m tăng thêm🔼t (độ) thì nhiệt độ của miếng đồng 2m tăng lên thêm A. 🔼t B. 2🔼t C. 🔼t/2 D. 4🔼
Giải đáp ô chữ:
Hàng ngang
1. Tên hình thức truyền nhiệt trong chân không.
2. Tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn.
3. Tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng.
4. Đại lượng nhiệt có cùng đơn vị của năng lượng.
5. Đại lượng cho biết khả năng tỏa nhiệt của nhiên liệu khi cháy.
6. Khi đến trạng thái này nhiệt độ của các vật trao đổi nhiệt với nhau đều bằng nhau.
7. Tên của dạng năng lượng mà dễ dàng có thể chuyển hóa thành nhiệt năng.
8. Tên một cách làm thay đổi nhiệt năng.
9. Đại lượng này có đơn vị là J/kg.K.
Hàng dọc được tô sẫm.
Tên dạng năng lượng thường gặp nhất ở chương II.
Đại lượng nào dưới đây của vật rắn không thay đổi, khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi?
A. Nhiệt độ của vật.
B. Khối lượng của vật.
C. Nhiệt năng của vật.
D. Thể tích của vật.
Người ta có thể nhận ra sự thay đổi nhiệt năng của một vật rắn dựa vào sự thay đổi.
A. khối lượng của vật.
B. khối lượng riêng của vật.
C. nhiệt độ của vật.
D. vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.