Hòa tan hoàn toàn 11,6g hỗn hợp X gồm Al2O3 và Zn vào dung dịch HCl 20% ( vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
a) Tính khối lượng dd HCl đã dùng
b) Cho 11,6g hỗn hợp X trên vào dung dịch CuSO4 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc
Cho 6.3g hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg tác dụng hết với dd HCl sau phản ứng thu được 6.72l khí H2 (đktc)
a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A
b) Lượng khí H2 ở trên vừa đủ khử 17.4g oxit của kim loại M . Xát định Công thức hóa học của Kim Loại M :
Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào H2O dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và 1,35 g chất rắn không tan. Tính giá trị của m (biết Al là kim loại phản ứng được với dd kiềm : Al + NaOH + H2O -> NaAlO2 + H2. Dd NaAlO2 có tên là Natrialuminat)
Một hỗn hợp gồm 3 kim loại: Na, Cu và Fe cho tác dụng với nước (dư) thì thu được dd A; hỗn hợp chất rắn B và 6,72 lít khí C (đktc). Cho B tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl, sau phản ứng còn lại 10 gam chất rắn.
a/ Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b/ Khí C thu được tác dụng vừa đủ với 17,4 gam oxit sắt chưa rõ hoá trị ở to cao. Xác định CTHH của oxit sắt.
Lấy 1,74 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại : Fe , Cu , Al vào dung dịch HCl dư , sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y . Cô cạn dung dịch X thu được 3,94 muối khan . Đem Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z . Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu , biết khối lượng của chất rắn Z là ( m+0,6 )gam
dùng khí H2 dư khử 3,2g hỗn hợp X gôm CuO và FexOy thu được chất rắn Y và 0,9g nước ngưng tụ . Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 448ml H2 ở đktc , dung dịch A và m gam chất rắn Z không tan . Tính m và thành phần % khối lượng trong X ? Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Đốt cháy hoàn toàn 4,44g hỗn hợp Al và Fe trong khí oxi. Sau phản ứng kết thúc thu được chất rắn A. Cho dòng khí H2 dư đi qua A nung nóng cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,4g chất rắn B. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
cho 6,2 g hỗn hợp X gồm Ca và Na tan hoàn toàn vào nước thu được 3,136 l khí H2 toàn bộ lượng khí H2 này tác dụng vừa đủ với hỗn hợp Y gồm 3,2 g Fe2O3 và a(g) FexOy sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6g Fe a. Tính khối lượng mỗi chất trong X và giá trị của a b. Lập CTHH của FexOy. (thể tích các khí trong bài đo ở đktc)