Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kim Taehyung

1) Cho biểu thức A = \(\frac{2012-x}{6-x}\). Tìm giá trị nguyên của x để A đạt giá trị lớn nhất. Tìm giá trị đó.

2) Cho các số a,b,c khác 0 thỏa mãn: \(\frac{ab}{a+b}=\frac{bc}{b+c}=\frac{ca}{c+a}\)
               Tính giá trị của biểu thức: M = \(\frac{ab+bc+ca}{a^2+b^2+c^2}\)


3) Trong ba số a,b,c có một số dương, một số âm và một số bằng 0, ngoài ra còn biết: lal = b2 (b-c). Hỏi số nào dương, số nào âm, số nào bằng 0?

4) Tìm hai số x và y sao cho x + y = xy = x : y (y khác 0).

5) Cho p là số nguyên tố. Tìm tất cả các số nguyên a thỏa mãn: a2 + a - p = 0

6) Cho tam giác ABC vuông cân tại B. Điểm M nằm bên trong tam giác sao cho MA : MB : MC = 1:2:3. Tính số đo góc AMB ?

7) Tìm x,y biết: \(\frac{6}{\left(x-1\right)^2+2}=|y-1|+|y-2|+|y-3|+1\)

8) Cho M = \(\frac{1}{15}+\frac{1}{105}+\frac{1}{315}+...+\frac{1}{9177}\)
                So sánh M với \(\frac{1}{12}\)
9) Cho các số nguyên dương a,b,c,d,e thỏa mãn: a2 + b2 + c2 + d2 + e2 chia hết cho 2. Chứng tỏ rằng: a + b + c + d + e là hợp số.

10) Cho biểu thức: A = \(-\frac{1}{3}+\frac{1}{3^2}-\frac{1}{3^3}+\frac{1}{3^4}-\frac{1}{3^5}+...+\frac{1}{3^{100}}\)
                       Tính giá trị của biểu thức B = \(4|A|+\frac{1}{3^{100}}\)

9) Cho tam giác ABC có góc A bằng \(^{90^o}\). Kẻ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC ). Tia phân giác của góc HAC cắt cạnh BC ở điểm D và tia phân giác của góc HAB cắt cạnh BC ở E. Chứng minh rằng AB + AC = BC + DE.

10) Tam giác ABC cân ở B có góc ABC = \(80^o\). I là một điểm nằm trong tam giác, biết góc IAC = \(10^o\)và góc ICA = \(30^o\). Tính góc AIB = ?

 

Đặng Tú Phương
10 tháng 2 2019 lúc 19:22

\(\frac{ab}{a+b}=\frac{bc}{b+c}=\frac{ca}{c+a}\)

\(\Rightarrow\frac{a+b}{ab}=\frac{b+c}{bc}=\frac{c+a}{ca}\)

\(\Rightarrow\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{c}+\frac{1}{a}\)

\(\frac{\Rightarrow1}{a}=\frac{1}{b}=\frac{1}{c}\Rightarrow a=b=c\)

Thay vào M ta có 

\(\frac{a^2+a^2+a^2}{a^2+a^2+a^2}=1\)

P/s : hỏi từng câu thôi 

Kim Taehyung
10 tháng 2 2019 lúc 19:26

Tại bận -.-

Nguyệt
10 tháng 2 2019 lúc 19:30

\(\frac{ab}{a+b}=\frac{bc}{b+c}\)\(\Leftrightarrow ab.\left(b+c\right)=bc.\left(a+b\right)\Leftrightarrow ab^2+abc=b^2c+abc\Leftrightarrow ab^2=b^2c\Leftrightarrow a=c\left(b\ne0\right)\)(1)

\(\frac{bc}{b+c}=\frac{ca}{c+a}\Leftrightarrow bc.\left(c+a\right)=ca.\left(b+c\right)\Leftrightarrow bc^2+abc=c^2a+abc\Leftrightarrow b=a\left(c\ne0\right)\)(2)

Từ (1) và (2) => a=b=c

\(M=\frac{a^2+b^2+c^2}{a^2+b^2+c^2}=0\)

                                    -------------------------------------------------ngăn cách bài--------------------------------------------

ta có: \(VT=\frac{6}{\left(x-1\right)^2+2}\le3\)(--)

dấu = xảy ra khi x-1=0

=> x=1

\(\left|y-1\right|+\left|y-3\right|=\left|-y+1\right|=\left|y-3\right|\ge\left|-y+1+y-3\right|=2\)(2)

\(\left|y-2\right|\ge0\)(1)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow VP=\left|y-1\right|+\left|y-3\right|+\left|y-2\right|+1\ge3\)(3)

dấu = xảy ra khi dấu = ở (1) và (2) đồng thời xảy ra

\(\hept{\begin{cases}\left(-y+1\right).\left(y-3\right)\ge0\\y-2=0\end{cases}\Rightarrow y=2}\)

Mà VT=VP => \(\frac{6}{\left(x-1\right)^2+3}=\left|y-1\right|+\left|y-2\right|+\left|y-3\right|+1=3\)

Vậy \(\hept{\begin{cases}y=2\\x=1\end{cases}}\)

Nguyễn Nhật Minh
10 tháng 2 2019 lúc 19:32

Câu 4:

Từ xy = x : y => y2 = 1 => y = \(\pm1\). Xét 2 trường hợp:

y = 1 => x + 1 = x . 1 = x => 0=1 (vô lí).y = -1 => x + (-1) = x . (-1) = -x => x - 1 = -x => 2x = 1 => x = 1/2 (thoả mãn).

Vậy x = 1/2, y = -1.

Nguyệt
10 tháng 2 2019 lúc 19:34

>: cho sửa cái

\(\frac{a^2+b^2+c^2}{a^2+b^2+c^2}=1\)

Đặng Tú Phương
10 tháng 2 2019 lúc 19:35

Boul đẹp trai_tán gái đổ 100% sai rồi kìa 

\(\frac{a^2+b^2+c^2}{a^2+b^2+c^2}\)sao bằng  không được :)

\(\left|a\right|=b^2\left(b-c\right)\left(a\ne b\ne c\right)\)(vi co mot cai duong, mot cai am, mot cai bang khong ma)

\(\Rightarrow b-c>0\)( Vi \(\left|a\right|\ge0\)va \(b\ne c\))  \(\left(A\right)\)

\(\Rightarrow b\ge0\left(B\right)\)

Xét thấy \(b=0\)thì \(b^2\left(b-c\right)=0\Rightarrow\left|a\right|=0\Rightarrow a=b=0\)(trái với gt vì \(a\ne b\))

\(\Rightarrow b>0\)hay \(c\le0\)(vì \(c< b\))

\(TH_1:c=0\)

\(\Rightarrow\left|a\right|=b^2\left(b-0\right)=b^3\)Mà \(b^3>0\)(vì \(b>0\)) Nên \(a< 0\)(nhận) \(\left(C\right)\)

\(TH_2:c< 0\)thì \(a=0\left(D\right)\)

\(\Rightarrow b^2\left(b-c\right)=0\Rightarrow\orbr{\begin{cases}b^2=0\\b-c=0\end{cases}\Rightarrow\orbr{\begin{cases}b=0\\b=c\end{cases}}}\)\(\left(E\right)\)(loại)

Vậy....

GIẢI THÍCH CÁC PHẦN:

\(\left(A\right)\) Vì |a| lớn hơn hoặc bằng 0 mà b^2>0 nên nếu b-c<0 thì |a|<0 vậy là vô lí. Do đó b-c phải lớn hơn hoặc bằng 0. Vô lí nếu b-c=0 bởi vì khi đó b =c mà ta lại có b khác c mà

\(\left(B\right)\)Vì ta đã có b>c mà nếu b<0 thì chắc chắn c<0 như vậy sẽ có 2 số âm trái với đề bài rồi

\(\left(C\right)\)Đơn giản như mục \(\left(B\right)\)thôi bạn |a|=b^2(b-0)=b^3 . Mà như ta đã chứng minh ở trên b >0 rồi nên chắc chắn b^3>0 . Như vậy bạn nghĩ nếu a=b^3 thì a và b^3 chắc chắn sẽ là 2 số dương. Do đó a phải bằng -b^3 hay a<0

\(\left(D\right)\)Vì c<0; b>0 nên a=0 thôi. 

\(\left(E\right)\)b=0 thì trái với chúng ta đã chứng minh trên rồi. Còn b = c thì lại khác với điều chúng ta đã ghi ở đầu b khác c

\(A=\frac{2012-x}{6-x}\Rightarrow A=\frac{2006+6-x}{6-x}=\frac{2006}{6-x}+1\)

Vậy \(A\)lớn nhất khi \(\frac{2006}{6-x}\)lớn nhất hay \(6-x>0\)và \(6-x\)nhỏ nhất

\(\Rightarrow6-x=1\Rightarrow x=5\)

Bài số 6 vuông cân tại A chứ không phải B đâu nha bạn


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu Hằng
Xem chi tiết
Evil
Xem chi tiết
Miriki Chishikato
Xem chi tiết
Kẻ Bí Mật
Xem chi tiết
Ngô Duy Phúc
Xem chi tiết
Ngô Duy Phúc
Xem chi tiết
Ngô Duy Phúc
Xem chi tiết
Phạm Thị Minh Châu
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Lan
Xem chi tiết