2)I.MỞ BÀI:
-Sách là tài sản quý giá mà mỗi con người chúng ta được thừa hưởng từ nền văn minh của nhân loại. Đọc sách, ta sẽ được bước vào một thế giới kì diệu đầy những điều thú vị.
-Vì vậy mà một nhà văn đã nói:"Sách là đèn ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người."
-Câu nói đầy hình ảnh ấy nhắc nhở ta điều gì?
Ý nghĩa sâu xa của nó như thế nào?-Hãy suy ngẫm và ý nghĩa sâu xa của câu nói trên để hiểu rõ nhà văn muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?
II.THÂN BÀI:
1.Giải thích ý nghĩa:
-Sách là kho tàng chứa đựng trí tuệ của con người. Nó lưu giữ và cung cấp cho chúng ta mọi tri thức từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội...Đây đều là những tinh hoa hiểu biết.
-Ngọn đèn sáng:
+Nghĩa đen: Ngọn đèn mang lại ánh sáng xua tan bóng tối.
+Nghĩa bóng: Ngọn đèn sáng soi rọi vào trí tuệ của con người, là những tư tưởng, tri thức, hiểu biết, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm của sự thiếu hiểu biết
-Bất diệt:
+Ngọn đèn được thắp lên từ sách sẽ cháy mãi, không bao giờ lụi tàn.
-Cả câu: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp nên từ trí tuệ của con người.=>Nghĩa sâu: Câu nói ca ngợi giá trị to lớn của sách nhằm khuyên nhủ chúng ta rèn luyện thói quen đọc sách. Đồng thời câu nói cũng thể hiện khát vọng được mở mang tầm hiểu biết.
2.Giải thích nguyên nhân:
-Những quyển sách có giá trị tựa như người thầy vĩ đại giúp chúng ta mở mang tầm hiểu biết của mình. (chứng minh, lý giải,...)
-Bên cạnh đó, sách còn nuôi dưỡng giúp tâm hồn ta phong phú và cao đẹp hơn. (quà tặng cuộc sống, những tấm lòng cao cả, tâm hồn cao thượng,...)
-Ngọn đèn sáng mà sách soi rọi cho trí tuệ và tâm hồn của con người không chỉ có ích ở một thời mà sự lan tỏa của ánh sáng ấy sẽ đến với muôn đời (viết về sự bất diệt của kiến thức sách cho ta...).
3.Giải thích sự vận dụng:
-Rèn luyện thói quen chăm chỉ đọc sách mỗi ngày để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn.
-Có phương pháp đọc sách đúng đắn, xác định rõ mục đích trước khi đọc.
-Biết lựa chọn sách hay, sách tốt để đọc, tìm cho mình được cuốn sách đầu đời.
-Đọc sách cần phải ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
4.Mở rộng:-Nếu không tìm được nguồn sáng bất diệt từ sách, chúng ta sẽ sống trong bóng tối của sự thiếu hiểu biết. Cuộc sống tầm thường, vô vị, không có khát vọng, ước mơ, hoài bão, thiếu mục đích.
III.KẾT BÀI:-Câu nói là lời khuyên đúng đắn, bổ ích cho chúng ta.Là học sinh, việc đọc sách trở nên vô cùng cần thiết. Hãy để mình đến với thế giới kì diệu của sách, cùng sách trưởng thành hơn.
Sau khi đã nắm được vấn đề của từng bài, hệ thống hoá được các ý chính của từng bài, ta mới xem bài văn lập luận giải thích bằng cách nào. Tức là xem xét cách trình bày các ý, cách thiết lập mối quan hệ giữa các ý để giải thích cho vấn đề nêu ra. – Tác giả đã dùng những câu ở dạng định nghĩa như thế nào? Lưu ý cách dẫn các ý kiến của những người nổi tiếng về vấn đề đang giải thích. – Các biểu hiện cụ thể của vấn đề là gì? – Tác giả sử dụng so sánh, đối chiếu như thế nào? – Tác giả chỉ ra những vấn đề gì để lí giải, phân tích vấn đề? – Bố cục bài văn ra sao? _ Cách diễn đạt như thế nào?