NGÀNH GIUN TRÒN - BÀI 25 : GIUN ĐŨA
I. CẤU TẠO NGOÀI, CẤU TẠO TRONG VÀ DI CHUYỂN
Câu 1 : Đặc điểm chung về cấu tạo thành cơ thể giun đũa thể hiện như thế nào ?
Câu 2 : Tuyến sinh dục của giun đũa phát triển mạnh hay kém ? Ý nghĩa ?
Câu 3 : Nhận xét chung về cách di chuyển của giun đũa ? Dựa vào cấu tạo thành cơ thể, hãy giải thích tại sao chúng lại di chuyển theo cách đó ? Ý nghĩa ?
II. DINH DƯỠNG
Câu 4 : Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho giun đũa là gì ? Lấy từ đâu ?
Câu 5 : Hầu của giun đũa phát triển như thế nào ? Ý nghĩa ?
* Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
Câu 6 : Giun cái dài và mập hơn giun đực có ý nhĩa gì ?
Câu 7 : Nếu giun đũa thiếu tầng cu-ti-cun thì số phận của chúng sẽ ra sao ?
Câu 8 : Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật ? Hậu quả sẽ như thế nào đối với con người ?
Câu 9 : So sánh sự sai khác giữa hình thức sinh sản của Sán lá gan và Giun đũa ?
Câu 10 : Bệnh giun đũa có nguy hiểm không ?
III. SINH SẢN
Câu 11 : Điều gì sẽ xảy ra nếu giun đũa thụ tinh ngoài ? Tại sao ?
Câu 12 : Dựa vào khả năng sinh sản của giun đũa, hãy cho biết khả năng phát tán của chúng ?
IV. VÒNG ĐỜI
Câu 13 : Dựa vào hình vẽ (sgk-48), hãy mô tả con đường đi của ấu trùng giun đũa ?
Câu 14 : Từ đặc điểm của vòng đời giun đũa, hãy suy luận :
ɑ, Khi bị giun đũa kí sinh, có thể có các triệu chứng gì ? Tại sao ?
b, Đánh giá mức độ nguy hại khi bị giun đũa kí sinh ? Giải thích ?
c, So với sán lá gan, bệnh giun đũa có nguy hiểm hơn không ? Tại sao ?
V. PHÒNG BỆNH GIUN ĐŨA
Câu 15 : Dựa vào sơ đồ vòng đời giun đũa (sgk-48), hãy đưa ra các cảnh báo để tránh bị nhiễm giun đũa ?