Tham khảo
Viết về đề tài gia đình, về câu chuyện của niềm tin, của sự hi vọng, nhà thơ Y Phương đã rất thành công với thi phẩm Nói với con mà đặc biệt là trong những câu thơ:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
...
Nghe con..."
Vẫn là cách gọi đầy ân tình, ân nghĩa "người đồng mình". Y Phương vẫn luôn đề cao, khẳng định tình yêu thương gia đình, tình yêu thương giữa những con người quê hương. Cách gọi "thương" nghe sao mà ân tình, ân nghĩa. Thương lắm con ơi, thương không chỉ còn là đồng cảm, sẻ chia mà còn là chua xót, xót thương cho cái đói, cái nghèo, cái khổ của người đồng mình. Nhưng vượt lên trên khổ đau, hình ảnh người đồng mình hiện lên thật đẹp. ĐIều đầu tiên ta bắt gặp ở người đồng mình là ý chí, là nghị lực phi thường. Cao, xa, Y Phương chọn những hình ảnh thật giàu sưc gợi để nói về phẩm chất cao đẹp, kiên cường trong người đồng mình. Nỗi buồn dầu có lớn nhưng cái cuối cùng thiêng liêng, cao quý hơn cả là ý chí nơi người đồng mình, ý chí làm nên sức mạnh phi thường nơi những con người nhọc nhằn, vất vả. Nói về người đồng mình, người cha đã dùng hình ảnh, từ ngữ rất đỗi bình dị, thân thương. Khát khao, mong muốn gửi gắn niềm tin nơi người đồng mình với bao sự chân thành yêu quý. Dùng hình ảnh sống động trong câu thơ:
"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói" cho người đọc hình dung cụ thể về lối sống, về ý chí và nghị lực phi thường nơi người đồng mình.
Những sự vật, "trên đá, trong thung" cho ta hình dung về cuộc sống vô cùng nhọc nhằn, vất vả của người đồng mình. Nhưng thái độ "không chê" đủ để khẳng định sức mạnh, vẻ đẹp và niềm tin trong họ. Lối sống ấy làm nên nét đẹp riêng trong người đồng mình. Họ trở thành niềm thương, nỗi nhớ trong người cha, là tấm gương cho người con. So sánh "Sống như sông như suối" nhấn mạnh hơn cách sống khoáng đạt trong người đông mình. Sự khoáng đạt giúp cho những con người ấy thêm tin yêu, thêm nghị lực vào đời sống dẫu cho có phải "lên thác xuống ghềnh". Niềm tin vào một ngày mai làm những người đồng mình thêm "không lo cực nhọc". Không lo cực nhọc là thái độ tràn ngập niềm tin, lạc quan và mạnh mẽ tin vào ngày mai.
" Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm sao phong tục".
"Người đồng mình" vóc dáng nhỏ bé, "thô sơ da thịt", họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn, họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tâm hồn. Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn nhủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó từ đó người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình. Đó là mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. Không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời. Nhớ rằng cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần. Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ. Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha: những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn nhủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con để con biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.
Y Phương chọn một lối viết ,cách viết đầy dung dị và tình cảm để bộc lộ nỗi niềm, suy tư, bày tỏ yêu thương và tâm trạng mình. Viết về đề tài gia đình, về những yêu thương đó là Xuân Quỳnh. Nhưng yêu thương của một nhà thơ với trải nghiệm và nhà thơ nữ với những bộc bạch chân thành rất khác, rất thiêng liêng. Và mọi thứ thật đẹp khi dù là Y PHương hay Xuân Quỳnh cũng bộc lộ lòng mình trong sự trăn trở, trong muôn vàn gắn bó. Nhưng điều làm nên nét riêng của Y Phương là bởi sự trải nghiệm, sự nhìn nhận cuộc đời trong những đắng cay, sầu tủi. Hơn ai hết, ông đã sống, đã nhìn đời, nhìn người và yêu thương bằng lòng mình, bằng những năm tháng gian khổ nhưng cũng nghĩa tình, thiết tha vô hạn.