Câu 1:
Nguyên nhân sâu xa
Tình hình kinh tế
-Nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ, nền năng suất thấp,..
-Công thương nghiệp tuy đã phát triển nhưng chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm.
Tình hình chính trị, xã hội
-Nửa sau thế kỉ XVIII chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng.
-Xã hội gồm ba đẳng cấp : Tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba
+Đẳng cấp Tăng lữ, quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế.
+Đẳng cấp thứ ba (nông dân, tư sản, bình dân thành thị) không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế.
`=>` Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ,quý tộc ngày càng gay gắt.
Trên lĩnh vực tư tưởng
Trào lưu triết học Ánh sáng đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội `->` đã mở đường cho cách mạng bùng nổ
Nguyên nhân trực tiếp
Do nhà nước vay của tư sản không thể trả được nên nhà vua tăng thuế, đời sống của nhân dân ngày càng cơ cực đã thôi thúc họ nổi dậy đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Câu 2: Kết quả của cách mạng tư sản Pháp
Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, xóa bỏ trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 3:
Ý nghĩa
- Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng cả nước.
- Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái được truyền bá rộng rãi.
Tính chất
- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình, đã thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.
Đặc điểm
- Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh gái cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế và bảo vệ tổ quốc.