Bắc Ninh – xứ sở của những làn điệu quan họ, nơi mà chỉ nhắc tên thôi người ta đã xốn xang, xao xuyến bởi những giai điệu say đắm, thiết tha.Bắc Ninh không khí tàn ngập sức sống mà còn là dịp để lễ hội nổi tiếng nơi đây được tổ chức – Hội Lim. Hội Lim là một trong những lễ hội đặc trưng ngày xuân trên quê hương Việt Nam.
Kinh Bắc xưa kia nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Có lẽ vì thế khi nhắc tới lịch sử, nguồn gốc hội Lim, có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết sông Tiêu Tương ở các làng quê vùng Lim, căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họHội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hằng năm, ở huyện Tiên Du. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Trước khi bắt đầu, công việc chuẩn bị tập rượt diễn ra rất chu đáo, từ ngày 9 và 10. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Lễ rước mở đầu hội với đoàn rước là đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt, kéo dài tới cả gần cây số. Đặc biệt trong phần lễ có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để hát thờ. Họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.Phần hội cũng vô cùng sôi động bởi nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm.. Tối ngày 12 âm lịch, các làng quan họ sẽ thi hát với nhau. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hay nhất trong cả lễ hội Hội Lim. Những làn điệu quan họ được lưu truyền từ bao đời nay vang lên, làm say lòng người bởi sự ngọt ngào từ lời ca, giai điệu chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị Bắc Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ .
Bắc Ninh – xứ sở của những làn điệu quan họ, nơi mà chỉ nhắc tên thôi người ta đã xốn xang, xao xuyến bởi những giai điệu say đắm, thiết tha.Bắc Ninh không khí tàn ngập sức sống mà còn là dịp để lễ hội nổi tiếng nơi đây được tổ chức – Hội Lim. Hội Lim là một trong những lễ hội đặc trưng ngày xuân trên quê hương Việt Nam.
Kinh Bắc xưa kia nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Có lẽ vì thế khi nhắc tới lịch sử, nguồn gốc hội Lim, có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết sông Tiêu Tương ở các làng quê vùng Lim, căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họHội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hằng năm, ở huyện Tiên Du. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Trước khi bắt đầu, công việc chuẩn bị tập rượt diễn ra rất chu đáo, từ ngày 9 và 10. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Lễ rước mở đầu hội với đoàn rước là đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt, kéo dài tới cả gần cây số. Đặc biệt trong phần lễ có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để hát thờ. Họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.Phần hội cũng vô cùng sôi động bởi nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm.. Tối ngày 12 âm lịch, các làng quan họ sẽ thi hát với nhau. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hay nhất trong cả lễ hội Hội Lim. Những làn điệu quan họ được lưu truyền từ bao đời nay vang lên, làm say lòng người bởi sự ngọt ngào từ lời ca, giai điệu chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị Bắc Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ .
Bắc Ninh – xứ sở của những làn điệu quan họ, nơi mà chỉ nhắc tên thôi người ta đã xốn xang, xao xuyến bởi những giai điệu say đắm, thiết tha.Bắc Ninh không khí tàn ngập sức sống mà còn là dịp để lễ hội nổi tiếng nơi đây được tổ chức – Hội Lim. Hội Lim là một trong những lễ hội đặc trưng ngày xuân trên quê hương Việt Nam.
Kinh Bắc xưa kia nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Có lẽ vì thế khi nhắc tới lịch sử, nguồn gốc hội Lim, có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết sông Tiêu Tương ở các làng quê vùng Lim, căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họHội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hằng năm, ở huyện Tiên Du. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Trước khi bắt đầu, công việc chuẩn bị tập rượt diễn ra rất chu đáo, từ ngày 9 và 10. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Lễ rước mở đầu hội với đoàn rước là đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt, kéo dài tới cả gần cây số. Đặc biệt trong phần lễ có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để hát thờ. Họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.Phần hội cũng vô cùng sôi động bởi nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm.. Tối ngày 12 âm lịch, các làng quan họ sẽ thi hát với nhau. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hay nhất trong cả lễ hội Hội Lim. Những làn điệu quan họ được lưu truyền từ bao đời nay vang lên, làm say lòng người bởi sự ngọt ngào từ lời ca, giai điệu chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị Bắc Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ
Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.
Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Tham khảo
Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những đền chùa cổ kính, linh thiêng. Nơi để con người ta bày tỏ niềm thành kính, sự biết ơn với những người xưa. Một trong những ngôi chùa cổ, nổi tiếng của nước ta là chùa Hương - danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và tín ngưỡng của Việt Nam. Quần thể Hương Sơn nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Quần thể văn hóa nổi tiếng bậc nhất này nằm trải dài ven bờ sông Đáy với nhiều động, đền, chùa khác nhau. Trung tâm đó là chùa Hương nằm tại động Hương Tích.
Hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, mỗi năm thu hút đến hàng triệu du khách cùng phật tử khắp mọi miền tổ quốc đổ về trẩy hội, thăm quan và dâng hương kính phật. Cứ mỗi độ xuân về, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì cũng là lúc dòng người hành hương tụ hội về nơi đây. Lễ hội bắt đầu từ ngày mồng sáu tháng giêng âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng ba âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là ngày lễ khai sơn của địa phương nhưng ngày nay nghi lễ khai sơn được hiểu theo nghĩa mở, tức là mở cửa chùa.
Lễ hội chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo. Khai mạc lễ trẩy hội là tiết mục múa lân nghệ thuật như muốn thay lời kính chào đầy hiếu khách của bà con Hương Sơn cũng như trụ trì, tăng ni gửi đến các Phật tử gần xa đến nơi đây. Tiếp đó là lễ chính thức. Phần lễ của lễ hội diễn ra một cách đơn giản. Người đi dâng lễ chỉ chuẩn bị một ít nhang đèn, hoa quả và đồ ăn chay đặt lên điện thờ, thắp nén hương thơm, thành tâm khấn vái. Trong suốt lễ hội, định kỳ sẽ có các vị trụ trì thay nhau gõ mõ tụng kinh tại các chùa, miếu, đền. Tại các bàn thờ thánh lúc nào cũng nghi ngút khói hương và có người trông nom đèn dầu, nhang khói. Phần hội của lễ hội chùa Hương gồm có lễ rước và lễ văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng. Sau đó là các hoạt động vui chơi độc đáo bên ngoài như đua thuyền, rước rồng, hát chèo, hát văn... Có thể thấy, cả phần lễ và phần hội của lễ hội đều mang đến cảm giác yên bình, không quá nô nức, ồn ào và vẫn giữ được không khí thanh tịnh chốn cửa Phật.
Nét đẹp của chùa Hương không chỉ ở những kiến trúc cổ kính mà còn ở những giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay. Với những giá trị đó, chùa Hương chính là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Đến với chùa Hương là đến với sự thanh bình, sống chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ hết những áp lực, những lo toan bộn bề trong cuộc sống ngoài kia. Giờ đây, chùa Hương đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào ngành du lịch nước nhà cũng như mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân, giúp đất nước tăng trưởng, phát triển một cách toàn diện.
Lễ hội Cầu Ngư - Bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất Nha Trang là lễ hội truyền thống của người dân Khánh Hòa. Vùng đất gắn liền với biển cả nên mỗi năm đều tổ chức lễ hội để thể hiện lòng thành kính và biết ơn Thần Biển đã cho mùa cá bội thu, cho người no ấm, đủ đầy.
Lễ hội Cầu Như bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, là một trong những vị thần biển được người dân vùng Nam Trung Bộ thờ phụng. Ông Nam Hải là cách gọi loài cá voi một cách trang nghiêm, người dân coi cá voi là vua biển cả bởi thân hình to lớn nhưng bản tính hiền lành, thường cứu giúp dân chài khi gặp nạn trên biển. Thế nên nếu có cá voi nào chết trôi dạt vào bờ biển thì các làng chài có trách nhiệm phải làm tang lễ long trọng để thể hiện sự biết ơn đồng thời là cầu nguyện Ông Nam Hải sẽ phù hộ cho làng được bình an và no ấm. Dần dần hàng năm hình thành tục lệ tế lễ cho loài cá này, cho đến ngày nay thì lễ hội mang tên Cầu Ngư.
Về thời điểm bắt đầu tục lệ thờ cá voi, không có một tài liệu nào ghi chép lại chính xác. Rất nhiều truyền thuyết đã được người dân truyền miệng về sự kì diệu của Ông Nam Hải. Tuy nhiên tất cả đều nhằm thể hiện tín ngưỡng của con người Khánh Hòa nói riêng và người Việt Nam nói chung, tin vào những giá trị tốt đẹp, biết uống nước nhớ nguồn và tôn trọng những giá trị mang tính văn hóa truyền thống.
Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa sẽ diễn ra tại chùa Ông - Thành phố Nha Trang, vào mùa đánh bắt hằng năm trong 3 ngày 3 đêm, thường là tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch. Nếu có cơ hội ghé thăm quê hương tôi - thành phố biển xinh đẹp này, bạn đừng quên tham gia vào lễ hội để được trải nghiệm những nét đặc sắc tại nơi đây nhé.
Lễ hội Cầu Ngư hàng năm được tổ chức thể hiện niềm tin của người dân miền biển, niềm tin vào những vị Thần biển khơi vẫn luôn đồng hành cùng họ, đưa họ đến sự ấm no, hạnh phúc. Toàn bộ tiến trình lễ hội là sự biết ơn, sự trân trọng mà người dân dành cho thiên nhiên, cho đất nước.
Thứ hai, Cầu Ngư còn là lễ hội thể hiện bản sắc nghệ thuật truyền thống của người dân Nam Trung Bộ. Những giá trị này qua các lễ hội mà được bảo lưu và gìn giữ, hòa nhập cùng với hơi thở hiện đại của thành phố biển đang phát triển chóng mặt.
Khác với các lễ hội mang tính tín ngưỡng, trang trọng, lễ Cầu Ngư của người dân Nha Trang lại hướng đến sự tưng bừng, nhộn nhịp. Lễ hội không chỉ được tổ chức trong Lăng Ông mà còn mở rộng ra không gian rộng lớn trên bờ biển. Các nghi thức được tổ chức trong lễ hội cầu Ngư gồm: lễ Rước Sắc, lễ Nghinh Ông ( lễ Nghinh thủy triều ), trò diễn Hò Bá Trạo – đặc trưng cho Lễ hội Cầu Ngư của vùng Nam Trung Bộ và Khánh Hòa, lễ Tỉnh Sanh, lễ Tế Chánh, Thứ lễ và Tôn vương,... Có nhiều phiên bản lễ hội Cầu Ngư ở các vùng với sự khác biệt đôi chút. Vì trải qua suốt chiều dài lịch sử, lễ hội đã dần dần trở thành một phần trong đời sống văn hóa của các làng chài lưới nên ít nhiều sẽ mang bản tính ảnh hưởng của mỗi vùng.
Mở đầu là Lễ Rước Sắc. Lễ Rước Sắc được bắt đầu vào buổi sáng đầu tiên của lễ hội, được thực hiện bởi các bô lão lớn tuổi trong làng. Lễ sẽ bao gồm Thỉnh sắc, Rước sắc và Khai sắc. Thỉnh Sắc được thực hiện tại Nhà Tiền hiền, dâng hương lên để bái tế và thỉnh Ông Nam Hải về với Lăng. Rước Sắc là một đám rước long trọng, với sự tham gia của đông đảo dân làng, đưa ông Nam Hải từ Nhà Tiền hiền về với Lăng Ông. Cuối cùng là lễ Khai sắc được thực hiện tại Lăng, chính thức bắt đầu cho lễ hội Cầu Ngư. Tiếp đến là Lễ Nghinh Ông. Lễ Nghinh Ông của người dân Nha Trang thường được tổ chức vào lúc thủy triều lên, thường là vào lúc sáng sớm. Nghi thức này nhằm mục đích rước hồn Ông Nam Hải từ biển khơi về Lăng thờ trước khi làm lễ Tế Chánh. Lễ Nghinh Ông thường kéo dài trong hai giờ, với đoàn thuyền ghe ra khơi gồm 3 chiếc để rước Ông Nam Hải. Không khí lễ rước rất nhộn nhịp với tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng. Khi đoàn thuyền về đến bến sẽ đưa hồn Ông nhập điện, đội Siêu sẽ mua trước điện thờ để mừng Ông đã về với dân làng. Nói đến lễ cầu ngư ở đây thì nét đặc sắc nhất là Hò Bá Trạo. Hò Bá Trạo là một dạng biểu diễn dân gian, mang tính tổng hợp múa, hát, nói,... Đây cũng là đặc trưng chỉ có ở lễ hội Cầu Ngư của các tỉnh Nam Trung Bộ và Khánh Hòa. Mỗi làng trước nghi lễ sẽ lập đội hò gồm 15 đến 19 nam thanh niên, họ phải ăn chay nằm đất, không quen hệ với phụ nữ để thân tâm thanh tịnh, trong sáng nhất. Phần biểu diễn Hò Bá Trạo được chia làm các phần nhỏ , tùy thuộc vào mỗi vùng đất mà phần biểu diễn này sẽ khác nhau. Các hình ảnh phổ biến nhất được tái hiện trong các bài Hò Bá trạo là những nhân vật trên trên con thuyền đang lèo lái ngoài biển. Hò Bá Trạo ở Nha Trang Khánh Hòa thì thường gồm 4 lớp, lần lượt là các cảnh tế lễ, mùa màng bội thụ, cảnh con thuyền vượt sóng ra khơi, cảnh về bến... Các bài hò có thể dài đến cả trăm câu, là cả một câu chuyện đậm chất tín ngưỡng cũng như tôn vinh sức lao động, sự đoàn kết của con người. Tiếp đến là Lễ Tỉnh Sanh, Lễ Tỉnh Sanh là nghi thức tế các nhiên thần hoặc thiên thần, sử dụng heo sống nguyên con làm vật bái tế. Đây là lễ diễn ra song song với lễ Nghinh ông, trong thời gian bô lão đi rước hồn Ông Nam Hải thì ở Lăng sẽ tiến hành lễ này. Lễ Tế Chánh diễn ra sau khi xong Hò Bá Trạo, là giờ phút thiêng liêng và quan trọng nhất. Lễ thường được diễn ra khoảng lúc 10h sáng, kéo dài một tiếng đến 11h. Lễ càng tôn nghiêm long trọng bao nhiêu càng thể hiện được sự tôn trọng dành cho Ông Nam Hải và sẽ càng được ông bảo trợ, che chở. Thứ lễ là phần hát cúng thần không bắt buộc, có thể 2 3 năm mới thực hiện một lần. Phần hát này làng sẽ mời các đoàn hát bội về để phục vụ bà con, cũng là thể hiện niềm biết ơn, hân hoan dành cho Ông Nam Hải khi kết thúc một năm mới với thật nhiều thu hoạch. Tôn vương là nghi thức kết thúc, cũng do đoàn hát bội thực hiện. Tôn vương là những khúc ca tươi đẹp về cuộc sống, gửi gắm mong muốn của người dân với hy vọng về những điều tốt đẹp phía trước. Phần hát này có thể kéo dài cả ngày cả đêm, như một bản vĩ cầm ngân nga trên bờ biển, gửi gắm vào trong gió đến đại dương mênh mông. Cuối cùng là Lễ Tống Na là lễ cúng cô hồn biển. Lễ được tổ chức ở một góc sân Lăng. Lễ Tống Na chỉ kê một chiếc bàn nhỏ quay về hướng đông để làm bàn thờ. Phía trước bàn thờ đặt một chiếc ghe nhỏ làm bằng nan được mô phỏng giống như một chiếc thuyền đánh cá lớn. Khi lễ cúng hoàn tất, chiếc ghe nhỏ sẽ được đưa ra khơi để hạ thủy nhằm tiễn đưa các vong hồn không đến được lễ hội Cầu Ngư. Cuối cùng, tất cả quay lại Lăng Ông để làm lễ hoàn mãn.
Lễ hội là một phần tạo nên văn hóa dân gian và bản sắc riêng biệt của mảnh đất Khánh Hòa. Nếu có cơ hội du lịch Nha Trang - Khánh Hòa vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, bạn không nên bỏ lỡ lễ hội Cầu Ngư ở các làng biển. Bạn hãy cùng hòa mình vào bầu không khí lễ hội vui tươi để nhìn thấy sự đoàn kết và tình yêu dành cho quê hương đất nước của những người dân nơi đây!!
Tham khảo
1. Lễ hội đền Lảnh Giang - lễ hội Hà Nam không thể bỏ quaThời gian: 18 - 25 tháng 6 âm lịch và 25 tháng 8 âm lịchĐịa điểm: thôn Yên Lạc, xã Mộc, Duy Tiên, Hà Nam
Lễ hội đền Lảnh Giang là một trong những lễ hội ở Hà Nam lớn nhất trong năm. Đền Lảnh Giang là nơi thờ Tam vị Đại Vương (ba vị tướng đời Hùng Vương) cùng công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Hằng năm, vào tháng 6 và tháng 8 âm lịch, nơi đây lại tổ chức lễ hội nhằm cầu mong mưa thuận gió hóa, thần linh che chở cho nhân dân trước thiên tai, bão lũ.
Người trẩy hội nhộn nhịp tại đền Lảnh Giang Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội đền Lảnh Giang được tổ chức trang nghiêm với các hoạt động trồng kiệu, kéo cơ than, lễ cáo kỵ, lễ rượu kiệu, lễ tạ, hạ cờ. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi hấp dẫn như: hát chầu văn, múa lân, múa rồng, thổi cơm, chọi gà,... Lễ hội thu hút đông đảo người dân, du khách khắp nơi về vui chơi, dâng hương cầu tài lộc.
Đền Trần Thương là nơi thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội đền Trần Thương là một trong những lễ hội ở Hà Nam nổi tiếng nhằm tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Trần và những vị anh hùng đã có công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII.
Lễ hội tại đền Trần Thương Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội đền Trần Thương được tổ chức trong 3 ngày. Phần lễ trang nghiêm với nghi lễ rước cờ, rước kiệu, tế lễ, dâng hương được thực hiện bởi những người cao tuổi nhất trong làng. Ngoài ra, ngày hội còn tổ chức nhiều trò chơi hấp dẫn thu hút người dân và du khách tham gia như tổ tôm, đi cầu kiều, cờ tướng, đập niêu,...
Du lịch Hà Nam vào mùa xuân, du khách nhất định không thể bỏ qua lễ hội đền Bà Đanh đặc sắc. Chùa Bà Đanh Hà Nam hay còn gọi là đền Bà Đanh là nơi thờ Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ pháp (Vân, Vũ, Lôi, Điện). Lễ hội Hà Nam truyền thống đền Bà Đanh nhằm cầu thần linh phù trợ cho sản xuất nông nghiệp, mong mưa thuận gió hòa để cây cối tốt tươi, đời sống nhân dân no ấm.
Đông đảo Phật tử, du khách khắp nơi về trẩy hội chùa Bà Đanh (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức hằng năm, thu hút đông đảo du khách, Phật tử xa gần về tham dự. Lễ hội ngày nay vẫn giữ nguyên các nghi thức truyền thống cùng nhiều trò chơi dân gian như kéo co, cờ người, đua thuyền,... Năm 2019, lễ hội chùa Bà Đanh được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tháng 3 âm lịch hằng năm là thời điểm người dân nô nức đón chờ lễ hội chùa Đọi Sơn Hà Nam. Lễ hội ở Hà Nam này được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới Đức Phật và vua Lý Nhân Tông. Đây là một trong những lễ hội truyền thống thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người Hà Nam.
Lễ hội truyền thống chùa Long Đọi Sơn được tổ chức hằng năm (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội mở đầu với lễ rước kiệu từ chân núi tới chùa Long Đọi Sơn để tưởng nhớ công ơn vua Lý Nhân Tông và bà Nguyên Phi Ỷ Lan, người có công xây dựng nên chùa. Ngoài ra, còn có lễ Tịch điền thể hiện nét đẹp văn hóa của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh phần lễ là phần hội vui nhộn với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như hát đối, chơi cờ người, đấu vật,... thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia vui chơi, cổ vũ.
>>> Khám phá ngay chùa Tam Chúc Hà Nam - Ngôi chùa lớn nhất thế giới được mệnh danh “Hạ Long trên cạn”
Nhắc đến lễ hội ở Hà Nam độc đáo không thể không nhắc đến hội làng Gừa. Lễ hội diễn ra trong không khí vui tươi, nô nức dịp đầu xuân. Phần lễ gồm tế lễ và lễ rước xách được thực hiện bởi những người có chức sắc trong làng. Xong phần lễ là phần hội nhộn nhịp với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, thể hiện tinh thần thượng võ như cướp cầu, đánh vật, đánh du, chém mía,...
Thi đấu vật trong lễ hội làng Gừa (Ảnh: Sưu tầm)
Ấn tượng nhất của hội làng Gừa, thu hút đông đảo người tham gia là phần thi cướp cầu, diễn ra vào giờ Tỵ. Đội giành chiến thắng trong phần thi này sẽ được vào cung hồi trống và cầu ước linh thiêng. Ngoài ra, lễ hội còn có các tiết mục chèo tuồng hấp dẫn phục vụ bà con.
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn là một trong những lễ hội ở Hà Nam quan trọng, đề cao vai trò của nền sản xuất nông nghiệp, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên trong việc mở mang ruộng đất, phát triển nghề nông. Lễ Tịch điền có từ thời vua Lê Đại Hành và được lưu truyền cho đến ngày nay với nhiều nghi thức cổ truyền vẫn được giữ nguyên.
Phần lễ tái hiện cảnh vua Lê Đại Hành xuống ruộng cày (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội được mở đầu bằng nghi thức rước chân nhang từ nơi thờ vua Lê Đại Hành về chùa. Trong lễ cày tịch điền sẽ chọn một cụ ông có thần thái uy nghiêm hóa trang thành vua Lê Đại Hành thực hiện nghi thức cày cấy đầu tiên trên ruộng đất. Lễ Tịch điền với các hoạt động rước kiệu vua, tổ nghề, múa rồng, múa lân, cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật sôi nổi, hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.
Lễ hội ở Hà Nam đền Trúc còn được gọi là hội Quyển Sơn, là một trong những lễ hội lớn trong năm, thu hút đông đảo du khách khắp nơi về trẩy hội. Đền Trúc Hà Nam là nơi thờ tướng Lý Thường Kiệt, nằm trong khu du lịch đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn nổi tiếng. Lễ hội được tổ chức quy mô, rộng khắp từ đền Trúc tới ven núi Cấm, chùa Thi.
Lễ hội đền Trúc Hà Nam diễn ra vào dịp đầu năm mới (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài phần nghi lễ quan trọng, lễ hội đền Trúc còn có phần hội được tổ chức nhộn nhịp kéo dài trong nhiều ngày với các trò chơi hấp dẫn như chọi gà, kéo co, đấu vật, đập niêu,... Trong đó nổi bật là hội thi đua thuyền và múa hát dậm. Hội đua thuyền diễn ra trên sông Đáy thu hút đông đảo nhân dân, du khách tham gia cổ vũ. Hát dậm Quyển Sơn được thực hiện sau lễ rước tượng Phật về đền, kéo dài trong 3 ngày cho đến khi vãn hội.
Nếu có dịp đến đất Hà Nam vào tháng 5 âm lịch, du khách nhớ đừng bỏ qua hội thi thả diều độc đáo, vui nhộn. Lễ hội ở Hà Nam này có ý nghĩa cầu mong cho một năm nhiều may mắn, mùa màng bội thu, đời sống no đủ. Hội thi thả diều thu hút đông đảo người làng, du khách đến xem, cổ vũ.
Hội thi thả diều thu hút đông đảo du khách đến xem (Ảnh: Sưu tầm)
Hội thi được người dân chuẩn bị từ tháng 11 âm lịch, mỗi làng sẽ tự làm mẫu diều riêng. Các thành viên trong đội chơi mặc áo dài, chít khăn tham gia lễ hội. Sau tiếng trống, diều sẽ được thả bay lên và được người chơi căng dây, điều khiển từ từ cho đến khi có tiếng trống kết thúc, diều sẽ được hạ xuống. Ban tổ chức làm việc ở sân đình sẽ tuyên bố giải và kết thúc hội thi.
Lễ hội ở Hà Nam vật võ Liễu Đôi diễn ra hằng năm vào dịp đầu xuân nhằm suy tôn vị thánh họ Đoàn, người có sức khỏe phi thường có công đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ đất nước. Lễ hội còn thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của dân tộc, nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của cha ông ta.
Các đô vật tranh tài trong hội vật võ Liễu Đôi Hà Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội vật võ Liễu Đôi không chỉ là dịp để các đô vật nam trổ tài mà còn là dịp để chị em phụ nữ được tham gia đấu quyền, côn, kiếm đao,... không hề kém cạnh con trai. Ngoài ra, lễ hội còn thu hút du khách xa gần bởi nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn như thi nói vè, lễ chém chữ, thi chế biến món ăn đặc sản từ nguyên liệu ếch, lươn, ốc,...
Lễ hội làng Dâu là một trong những lễ hội lớn bậc nhất của Hà Nam, thể hiện lòng biết ơn đối với ba vị anh hùng Ả Đào, Nguyễn Phương, Nguyễn Quế - những người có công trong cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh. Lễ hội còn là dịp để nhắc nhở về lịch sử oai hùng của dân tộc, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với các vị anh hùng có công xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
Hoạt động văn nghệ trong lễ hội truyền thống làng Dâu (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội Hà Nam làng Dâu gồm hai phần chính. Phần thứ nhất là phần thi nuôi lợn to béo và sạch, làm bánh dày, thi trồng mía và trồng các loại trái cây để làm lễ vật. Phần thi này tượng trưng cho việc chuẩn bị lương thực trong chiến đấu. Phần thứ hai là phần thao, phần này sẽ sử dụng bánh dày, thịt lớn và nước mía trong cuộc thi để khao quân. Lễ hội diễn ra đông vui, là dịp để người dân, du khách khắp nơi vui chơi, tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Hà Nam.