Câu 1:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Câu 2:
- Thuộc đoạn trích "Kiều ở Lầu Ngưng Bích" của Nguyễn Du: ông là đại thi hào của dân tộc, tên tự Tố Như, được vinh danh là Danh nhân văn hoá Thế giới.
Câu 3:
"người...đồng" là Kim Trọng còn "người...mai" là ba mẹ Kiều. Kiều nhớ Kim Trong trước là hợp lẽ thường tình vì nàng còn nợ chàng một lời thề trong khi với ba mẹ, nàng đã làm trọn chữ hiếu khi bán mình chuộc em trai và ba.
Tham khảo:
Câu 4:
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thuộc phần 2 Gia biến và lưu lạc. Đoạn trích viết về cảnh ngộ đáng thương và tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều khi bị Tú Bà "giam lỏng" ở lầu Ngưng Bích. Trong khung cảnh rộng lớn nhưng vắng vẻ, rợn ngợp của lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều đã nhớ về Kim Trọng, về cha mẹ. Trong nỗi nhớ cha mẹ, nàng xót xa, tự trách vì không làm tròn chữ hiếu, không thể phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Chỉ một từ "xót" thôi đã diễn tả trọn vẹn tấm lòng hiếu thảo của nàng dành cho đấng sinh thành. Thúy Kiều lo lắng, xót xa nghĩ đến cảnh cha mẹ già "tựa cửa hôm mai" mong ngóng tin con. Nàng tự trách vì không ở bên phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ khi thời tiết thay đổi. Thông qua sử dụng điển tích, điển cố về Sân Lai, gốc tử và các thành ngữ "rày trông mai chờ", "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa", đại thi hào Nguyễn Du đã tái hiện sống động nỗi nhớ và những tâm trạng phức tạp của nàng Kiều với cha mẹ, đó là nỗi lo lắng, tấm lòng hiếu thảo của một người con. Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với ngôn ngữ độc thoại nội tâm được sử dụng trong 4 câu thơ đã thành công tâm trạng buồn thương và nỗi nhớ mong của Thúy Kiều.