Tham khảo:
Mùa xuân vẫn tuần hoàn theo thời gian, vạn vật đổi, tưởng chừng như ông đồ, một vẫn mãi cùng mùa xuân vẽ nên cuộc sống dân tộc đến muôn đời. Thế nhưng, thật tàn nhẫn, mùa xuân đã đến, phố vẫn đông người qua nhưng ông đồ đã bị lãng quên từ bao giờ. Khi văn hoa Tây phương thắng thế, nền Nho học bị thất sủng, người ta không còn mảy may quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông đồ viết, đến nền văn hoá vốn đã tồn tại đến nghìn năm qua của dân tộc. Quốc hồn, quốc túy bị xem thường và hình ảnh đại diện của nó cũng bị bứt bỏ ra khỏi tầm nhìn.
Câu hỏi tu từ và biện pháp nghệ thuật nhân hóa (Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu) lan tỏa nỗi buồn, thấm cả vào những vật vô tri vô giác. Tất cả như đồng cảm với nỗi niềm của ông đồ trước con người và thời thế. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay) gợi không gian buồn thảm, vắng lặng nhấn mạnh sự lẻ loi, bẽ bàng của ông đồ…
Thiên nhiên đồng cảm, còn con người thì vô tình đến đáng sợ. Một nét đẹp văn hóa dân tộc bị mai một, chữ Nho đã trở nên lỗi thời, những người như ông đồ bị rơi vào quên lãng. Ông đồ trở thành “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Đó cũng là tiếng thở dài của thế gian trước một lớp người sắp chìm vào quá vãng.
Tham khảo:Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phong trào thơ mới. Trong những tác phẩm còn để lại cho đến ngày nay của ông, Ông đồ là tác phẩm nổi bật nhất. Bài thơ ông đồ là niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống xưa đang dần bị mai một. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn được thi sĩ quan sát từ rất lâu: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng": từ nhưng tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất. Người thuê viết nay đâu? : câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn: Tại sao con người lại trở nên vong ơn bội nghĩa như vậy? Giấy đỏ ...nghiên sầu: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn đọng trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được.