- Lấy một mâu xương đùi ếch ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%. Sau 10 đến 15 phút lấy xương ra thử uốn xem xương cứng hay mềm?
-> Kết quả: Xương mềm dẻo, dễ uốn cong
- Đốt một mẫu xương đùi ếch khác ( Hoặc một xương bất kì ) trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương ko còn cháy nữa, không còn thấy khói bay lên nữa. Bóp nhẹ phần xương đã đốt. Nhận xét
-> Kết quả: Xương rã ra thành tro
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính: Chất hữu cơ và chất vô cơ:
- Chât hữu cơ ( Cốt giao ): giúp xương mềm dẻo
- Chât vô cơ ( muối khoáng ) : giúp xương cứng chắc
+ Tiểu cầu là những mảnh tế bào rất nhỏ hỗ trợ chức năng cầm máu bằng cách tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch máu. Nếu mạch máu bị tổn thương (thí dụ như bị cắt hay bầm tím), các tiểu cầu sẽ dồn đến điểm này và bám dính vào nhau, tạo thành ‘nút chặn vết hở’.
+ Thiếu tiểu cầu, có thể làm cho con người thường hay bị chảy máu mũi, khi bị cắt thì chảy máu lâu dứt, bị bầm bất bình thường, hoặc đi cầu, đi tiểu ra máu, da bị chảy máu.
+ Trong trường hợp trầm trọng, khi lượng tiểu cầu xuống quá thấp, các cơ quan nội tạng và não bộ có thể bị xuất huyết. Toán y khoa điều trị sẽ báo quý vị biết khi lượng tiểu cầu của quý vị sụt giảm.
+ Ngoài ra, tiểu cầu còn có vai trò làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm "trẻ hóa” tế bào nội mạc. Vòng đời của tiểu cầu khoảng 7 – 10 ngày. Cũng giống như hồng cầu và bạch cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
- Nêu sự khác biệt giữa phản xạ động vật với hiện tượng cảm ứng ở thực vật (ví dụ chạm tay vào cây trinh nữ thì lá cụp lại).
Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron :
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.
Mô liên kết
Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
Mô thần kinh
Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao)
- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.
Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.
Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì:
- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.
Để tránh cong vẹo cột sống cho học sinh, cần thực hiện các biện pháp sau: Tư thế ngồi học phải ngay ngắn, chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng. Bàn ghế học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học. Không nên xách cặp hoặc đeo cặp một bên vai mà nên đeo cặp bằng hai quai sau lưng.
Mỏi cơ là do hiện tượng thiếu oxy và tích luỹ các chất chuyển hoá như acid lactic, giảm nồng độ glycogen trong cơ. Khi Vận cơ, máu đến cơ nhiều hơn và oxy được giải phóng nhiều hơn nhưng không thể bù lại hoàn toàn được những biến đổi này. Hơn nữa cơ căng chèn ép lên mạch nên có thể làm giảm lưu thông máu đến cơ.
Biện pháp:
- Xoa bóp
- Hít thở sâu
- Tập TDTT thường xuyên
- Làm việc vừa sức
- Để năng suất lao động cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, đảm bảo khối lượng và nhịp co cơ thích hợp. Ngoài ra còn có tinh thần thoái mái vui vẻ.
- Việc rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ và sức chịu đựng của cơ, đây cũng là biện pháp nâng cao năng suất lao động.
- Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau hoạt động chạy (khi tham gia thể thao) nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp.
Bộ xương người bao gồm tất cả các xương riêng lẻ hoặc nối liền với nhau được hỗ trợ và bổ sung bởi dây chằng, sụn, gân và cơ. Nó đóng vai trò như một cái khung làm chỗ bám giữ cho các cơ, nâng đỡ cho các cơ quan nội tạng và bảo vệ các cơ quan như tim, phổi, não.
Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể, hỗ trợ trọng lượng và tính linh hoạt của cơ thể. Do đó xương đùi thường chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương. Các tổn thương có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của xương đùi và làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Vì người nhỏ tuổi thường có bộ xương dẻo, chưa phát triển hết
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:
+ Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
+ Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.
Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.
+ Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các "nhân tố” gây bệnh. Bạch huyết bào-T (T-lymphocytes) làm nhiệm vụ điều khiển hệ miễn nhiễm, có thể diệt siêu vi khuẩn và tế bào ung thư.
+ Bạch cầu trung tính (Neutrophils) chống viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn và xử lý mô bị tổn thương. Loại bạch cầu làm nhiệm vụ thực bào tức là "ăn” các "nhân tố” lạ, có loại làm nhiệm vụ "ghi nhớ” để nếu lần sau "nhân tố” lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng.
+ Bạch huyết bào-B (B-lymphocytes) tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể... Bạch cầu cũng được sinh ra tại tủy xương như hồng cầu. Không chỉ lưu hành chủ yếu trong máu, có một lượng khá lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
+ Bạch cầu đơn nhân to (Monocytes) kết hợp với bạch huyết bào để chống lại viêm nhiễm, cần thiết cho việc sản sinh kháng thể.
Đây là phần dung dịch, có màu vàng, thành phần chủ yếu là nước; ngoài ra còn còn có thành phần khác như: đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, các men...
Huyết tương thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý trong cơ thể. Nếu đơn vị máu có huyết tương "đục” sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.
Huyết tương có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể, như glucose, sắt, oxy, hormon, protein... Mỗi lít huyết tương chứa khoảng 75g protein. Hợp chất này được chia thành hai loại chính: albumin và globulin. Albumin cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin có thể được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu. Các globulin lại có nhiệm vụ như những kháng thể chống nhiễm khuẩn.