Bài viết số 2 - Văn lớp 7

Vũ Hạ Tuyết Anh

viết về loài cây em yêu

Thảo Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:52

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng . Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt . Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát . Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường . Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người ! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế !
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người VN chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuois cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa VN.

Bình luận (0)
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:57

Mùa xuân, cây gạo cổ thụ bên bờ hồ nở hoa đỏ rực. Hoa phủ kín các nhánh cành, tươi tắn, lung linh như được nhìn qua làn nước trong vắt.

Từ rất xa, bé đã trông thấy cây gạo. Bé hớn hở chạy lại. Đứng dưới gốc, bé ngửa cố ngước nhìn lên. Mấy bông trên cao tít chợt buông mình rơi xuống, xoay tròn trong gió. Tiếng bé cười giòn tan. Bé nhặt những bông hoa còn nguyên vẹn, ôm trước ngực. Nhìn gần, hoa càng đẹp. Một màu vàng chìm lẫn trong sắc đỏ làm cho năm cánh hoa như bừng sáng thêm lên, màu hoa trong hơn. Bé ngước nhìn vòm hoa lần nữa, miệng thốt reo khe khẽ:

– Hoa đẹp quá! Màu đỏ tươi quá! Ước gì lúc nào bé cũng thấy hoa rực rỡ thế này!

Cây gạo cố thụ từ nãy vẫn đề ý đến bé. Tuy cao lớn ngang trời, cây vẫn nghe rõ lời ước ao của người bạn bé nhỏ. Cây gạo tự nhủ mình sẽ gắng sức chắt lọc từ đất những dòng nhựa tinh túy nhất để làm cho những bông hoa kia mãi mãi thắm tươi. Và ngay sau đó, cây gạo lại thả tiếp mấy bông hoa xuống cho bé. Đôi mắt bé sáng lên. Bé chạy vòng quanh cây gạo, miệng reo hò, cúi xuống nhặt tiếp. Quả nhiên, những bông hoa mới đỏ tươi hơn những bông bé nhặt trước đó.

Thấy bé vui sướng, cây gạo hài lòng lắm. Những vòm hoa cứ bóng lên mãi, rực rỡ. Nhưng rồi cây gạo chợt nghĩ: “Hoa nở có thì. Mùa xuân qua đi, làm sao hoa mình tươi thắm mãi. Phải làm thế nào cho sắc đỏ được lưu truyền cả bốn mùa, để ánh mắt tin cậy của cô bé luôn trong trẻo?”.

Nghĩ được một kế hay, cây gạo cười rung vòm cáy. Lời cây gạo truyền đi trong gió:

– Hơ.. hơ… hơ… hơ… hơ. Hời muôn loài cây bè bạn! Các ngươi có nghe thấy lời mong ước của cô bé tí hon kia đấy không?

Cả rừng cây ven hồ xào xạc:

– Có! Chúng tôi có nghe thấy! Vậy ý của cây gạo cổ thụ như thế nào? 

Cây gạo nói, giọng thật trầm:

– Hoa tôi nở suốt mùa xuân. Sang hè, tôi muốn màu đỏ ấy được chuyển sang cho một loài hoa khác. Rồi mùa thu về, loài hoa ấy lại chuvển tiếp sắc đỏ sang một loài hoa khác nữa… Cứ thế, quanh năm, màu đỏ vẫn tươi nguyên, luân chuyển từ hoa này sang hoa nọ, như một cuộc chạy tiếp sức không bao giờ ngừng nghỉ. Các bạn nghĩ thế nào?

Rừng cây xôn xao:

– Hay lắm! Hay lắm! Cây gạo cổ thụ nghĩ hay lắm! Tất cá chúng ta nên làm theo…

Màu đỏ vẫn bập bùng cháy trên vòm cầy gạo gần suốt cả mùa xuân. Khi những bông hoa gạo bắt đầu thưa thớt, tiếng ve bắt đầu cất lên rụt rè; thì hàng cây phượng vĩ cũng bắt đầu nhận lấy sắc đỏ từ cây gạo chuyển sang, mỗi lúc một ào ạt.

Một sớm mai ngủ dậy, vừa mở tung cánh cứa sổ, bé đã ngờ ngàng trước cả một chân trời rực rỡ sắc hoa phượng. Từng vòm, từng vòm hoa bồng bềnh trên mặt hồ. Bé biết cây gạo đã không phụ lòng mong mòi của bé, gửi sắc đỏ cho những cày phượng giữ hộ. 

Rối mùa hạ đầy trời hoa phượng cũng dần qua đi. Mùa thu đến cùng với gió heo may và những thảm hoa son đó tươi nở bạt ngàn. Mặc cho nắng hanh khô cháy, cây hoa son vẫn giữ nguyên vẹn sắc đỏ của hoa gạo, hòa phượng truyền lại, làm bé rưng rưng cảm động.

Cầm những bông hoa son trên tay, bé ngước nhìn ra xa. đã bắt đầu cò gió bấc tràn về. Mùa đông đang đến gần.

Mùa đông với những cơn mưa rả rích, với những luồng gió tê buốt, với bầu trời lúc nào cùng âm u, thảng hoặc mới hoe hoe chút nắng. Trong công viên, hoa thưa thớt. Trên đường phố, cây côi trơ trụi, khẳng khiu. Những cây hoa son vẫn gắng nở những bông hoa đỏ tươi, ấm áp.

Bé ủ kín trong bộ quần áo rét to bu xù. đau đáu nhìn những đốm đỏ nở rải rác đây đó rồi lại ngước nhìn lên khắp các vòm cây. Ước gì, giữa mùa đông tê cóng này, sắc đỏ của những hoa gạo, hoa phượng, hoa son vẫn cứ tươi thắm mãi. 

Từ khi bắt đầu chớm rét, cây bàng đã nghĩ ngay đến những điều bé vừa nghĩ. Giá mà nó cũng nở được những bông hoa đó rực rỡ như thế kia. Nhưng thật khó! Hoa bàng đã nở hết để đem về cho bọn trẻ những trái vàng thơm vào mùa thu mát mẻ. Biết làm cách nào bây giờ? Đôi mắt bé vẫn nhìn đầy khao khát, chờ mong.

Những ý nghĩ nung nấu làm cây bàng tràn trọc suốt đêm, vật vã trong gió lạnh. Không thể để cô bé xinh xắn kia thật vọng. Phải tìm mọi cách cho bé được vui. Một ý nghĩ chợt lóe sáng, làm cây bàng theo rạo rực. Cây bàng đã có cách.

Mấy hôm liền trời mưa liên miên; không đứt. Bé không ra khói nhà. Các cửa lớn nhò cũng đóng im lìm, Chắn gió lùa. Khi trời vừa hửng, Bé ra mở cửa sổ. Thật kiìlạ! Bầu trời vẫn xám nặng sùng nước nhưng quanh hồ lại vô cùng rực rỡ. Những bông hoa gì màu đỏ, mà lại nhiều như thế kia? Bé chạy vào nhà, rối rít gọi các anh ch*****. Mọi người ùa đến vây quanh bé, bên cửa sổ. Nhiều tiếng reo: 

– Lá bàng! Lá bàng đỏ tươi đẹp chưa kìa!

Bé ngẩn ngơ, thi ra những cây bàng không muốn cuộc chạy tiếp sức của các loái hoa b***** đứt đoạn, đã tự đốt cháy thân mình để lưu truyền sắc đỏ.

Nhận ra bé đang xúc động ngắm nhìn mình, từ rất xa, những cây bàng khẽ đung đưa, vẫy vẫy những chiếc lá đỏ tía lên chào bé.

Cứ thế, cây bàng lặng thắp sáng suốt cả mùa đông. Rồi những chiêc lá thắm đỏ lại lần lượt rời cành. Đằng sau những thân bàng đen thẫm. Bé lai nhân ra thấp thoáng ánh đỏ của những bông hoa gạo đầu mùa..

Bạn tham khảo  nhé, có j không hiểu thì hỏi mk nha!

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
19 tháng 10 2016 lúc 23:26

Giữa sân trường tôi có một cây phượng vĩ đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu. Cây phượng vĩ đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to, nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới, cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lấy một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít, chim chóc thường đến cây ca hát líu lo làm cho cả sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng của nhiều loài chim. Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực.

Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt dầu ra hoa đón mùa hè đến. Hè sắp về thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị chia tay nhau trong mấy tháng hè. Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm máu huyết dụ gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này. Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Nhưng khi hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc… Cứ thế, cứ thế, phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, báo hiệu năm học mới sắp kết thúc. Và hè lại đến. Giã từ những cành phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng trường với biết bao lưu luyến.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Nguyen Nghia Gia Bao
Xem chi tiết
phạm thị trang tuyền
Xem chi tiết
bùi Ánh
Xem chi tiết
Nya arigatou~
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hương
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết