Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 sao cho cân ở vị trí thăng bằng:
- Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 g CaCO3
- Cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 a g Al.
Cân ở vị trí thăng bằng. Tính a, biết có các phản ứng xảy ra hoàn toàn theo phương trình:
CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + H2O + CO2
2 Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + H2O + CO2\(\uparrow\)
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2\(\uparrow\)
Bài này làm tương tự như bài Al-Fe mà cô đã chữa cho em.
Em sử dụng công thức :
mddsau = mchất tan + mdd ban đầu - mkếttủa - mkhí
Để lập biểu thức khối lượng của 2 cốc sau phản ứng
Bài này ko có chất kết tủa, chỉ có chất bay hơi
xét cốc 1
ta có: nCaCO3 = 25/100 = 0,25(mol)
PTHH: CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O
0,25 -> 0,25 ->0,25 / mol
Độ tăng khối lượng ở côc 1 là :
mCaCO3 - mCO2 = 25 - 0,25 . 44 = 14(g)
Xét cốc 2
Đặt nAl = a (mol)
PTHH: 2Al + 3H2SO4 -> AL2(SO4)3 + 3H2
a -> 1,5a /mol
Độ tăng khối lượng ở cốc 2 là:
mAl - mH2 = 27a - 1,5a . 2 = 24a(g)
Để cân vẫn ở vị trí thăng bằng thì độ tăng khối lượng ở cốc 1 phải bằng độ tăng khối lượng ở cốc 2
=> 24a = 14
=> a = 0,583
=> mAl = 0,583 . 27 = 15,741(g)