Tả cảnh mặt trời mọc biển, trong bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân viết:
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả tr...
Đọc tiếp
Tả cảnh mặt trời mọc biển, trong bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân viết:
Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh,...
a. Tác giả chọn vị trí quan sát cảnh mặt trời mọc ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì?
b. Tại sao tác giả lại dùng từ “ rình” mặt trời chứ không phải là “nhìn”, “ngắm”?
Qua đó, em có nhận xét gì về cách dùng từ của Nguyễn Tuân?
c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu cảm nhận về cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô trong đoạn trích trên (Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, gạch chân và chú thích rõ)