Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân…
… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân t...
Đọc tiếp
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân…
… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúc chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
(Trích văn bản “Cây tre Việt Nam” – SGK Ngữ văn 6 tập II)
Câu 1: Nêu tên tác giả và xuất xứ văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi viết về vẻ đẹp của cây tre trong chiến đấu từ “Gậy tre, chông tre … anh hùng chiến đấu”? Nêu rõ tác dụng
Câu 3: Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về sự gắn bó của cây tre Việt Nam đối với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng ít nhất một câu có chứa phép so sánh (Gạch chân và chú thích rõ)