Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 15
Số lượng câu trả lời 9
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)


long

Chủ đề:

Bài 24. Sự nóng chảy và đông đặc

Câu hỏi:

1. Một vật có khối lượng 1 tạ

a. Tính trọng lượng của vật

b. Nếu đưa vật lên cao bằng ròng rọc cố định. Tính lực kéo cần thiết.

c. Nếu đưa vật lên cao bằng hệ thống Palăng có 2 ròng rọc cố định, 2 ròng rọc động. Tính lực kéo cần thiết là bao nhiêu?

2. Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

3. Tại sao chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray của đường ray xe lửa lại có khe hở ?

4. Tại sao khi lắp khâu dao, liềm, người ta phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán ?

5. Tại sao các ống dẫn hơi lại có những đoạn uốn cong ?

6. Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì dễ vỡ hơn là khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa ?

7. Một học sinh định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh. Có nên làm như vậy không? Hãy giải thích tại sao?

8. Một băng kép làm từ hai thanh kim loại sắt và nhôm. Khi nung nóng băng kép hình dạng của nó thay đổi như thế nào? Giải thích?

9. Ở 00C một thanh sắt có chiều dài là 100cm. Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất là 400C. Hỏi chiều dài của thanh sắt khi nhiệt độ môi trường ở 400C ? Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì chiều dài thanh sắt tăng 0,00012 lần so với chiều dài ban đầu.

10. Chiều dài của hai thanh đồng và sắt ở 00C là 20m. Hỏi khi nhiệt độ tăng lên 400C thì chiều dài hai thanh hơn kém nhau bao nhiêu? Thanh nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn? Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 10C thì chiều dài thanh sắt tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu; chiều dài thanh đồng tăng thêm 0,000018 chiều dài ban đầu.