Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Đoàn Khánh Linh

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:

Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Các bạn giúp mình lập dàn bài cho đề trên với :<

So Yummy
25 tháng 3 2019 lúc 16:52

“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu ca dao có lẽ đã quá quen thuộc, đi vào lòng người Việt Nam như một lẽ sống, một đạo lý tất yếu từ ngàn xưa. Vâng, thật đúng như vậy, thầy cô, những người lái đò tận tụy chở bao lớp học trò cập bến tri thức, thầy cô là người đã chắp cánh tương lai cho biết bao thế hệ học sinh chúng em! Không một nhân tài nào mà đằng sau không có bóng dáng người thầy, bởi lẽ “ không thầy đố mày làm nên”, nếu không nhờ công ơn của các thầy cô dìu dắt, liệu mấy ai có thể nên người? Mấy ai có thể tự tìm đến tương lai nếu không có sự soi sáng ấy?
Các bạn học sinh thân mến!
Cái ngày đầu tiên các bạn cắp sách đến trường, ai là người đã dang tay ra đón các bạn? Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng vẫn còn nhớ như in cái cảm xúc bồi hồi, xao xuyến khi đó! Thế rồi chúng ta lớn lên, sau mỗi bước đi của ta luôn là sự động viên, soi bước của các thầy cô giáo. Có đôi khi chúng ta cũng bị thầy cô trách mắng, nhưng thế đâu có nghĩa là thầy cô ghét chúng ta? Hãy hiểu rằng đối với các thầy cô, từng học sinh đều như những đứa con nghịch ngợm cần rèn giũa, uốn nắn từng chút một và chính thầy cô sẽ là một trong những người hạnh phúc nhất khi nhìn các bạn nên người. Làm con phải nhớ công ơn cha mẹ, làm học trò phải nhớ đến công ơn của thầy cô! Đó là một bổn phận, đó cũng là một nghĩa vụ :
Mẹ cha công đức sinh thành
Ra trường thầy dạy học hành cho hay
Muốn khôn thì phải có thầy
Không thầy dạy dỗ đố mầy làm nên
Mười năm luyện tập sách đèn
Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy
Yêu kính thầy mới làm thầy
Những phường bội bạc sau nầy ra chi !
Thầy cô kính yêu!
Biết bao mùa phượng nở đỏ rực sân trường, biết bao mùa lá bàng đỏ rụng, biết bao thế hệ học sinh trưởng thành, biết bao thế hệ học trò mới đang đến, bụi phấn lại ngày một rơi nhiều hơn trên mái tóc thầy giáo, cô giáo của em. Em sẽ không quên phút giây mái tóc của cô thầy bạc thêm, em sẽ không thể ngăn nỗi nghẹn ngào khi nhìn thầy cô của em đã sương pha mái đầu, đôi mắt đã thấm nét mỏi mệt... Mai đây trên vạn nẻo đường đời, thầy cô vẫn mãi là tấm gương sáng cho chúng em noi theo.Chúng em vẫn mãi khắc ghi công ơn thầy cô!

Bình luận (0)
Mông Đức Hiếu
9 tháng 4 2019 lúc 12:08

Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Hai câu trên rõ ra lời ru con - lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức.

Hai câu dưới, hiển nhiên là tục ngữ nối theo, kết tinh bao trải nghiệm đắng cay suốt cuộc đời nổi nênh của mẹ. Có người hiểu câu 3: muốn sang trọng thì bắc cầu đẹp (lộng lẫy). Một số ý kiến khác: muốn sang (qua) sông thì phải bắc (làm) cầu để qua. Đặt trong vǎn mạch cả 4 câu. Chúng tôi nghiêng về cách kiểu thứ 2. Từ "sang" (động từ ) ở câu này đồng nghĩa cùng loại với từ "sang" trong câu đầu. Bởi mơ ước suốt đời của rmẹ là đứa con được sang bờ bên kia, vượt thoát dòng sông mênh mông đói nghèo, dốt nát.

......

Đó là lời bà mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu.

Vậy, chỉ còn cách "bắc cầu mà nối", vì "dốt phải đi tìm thầy"! Không nên hiểu "sang" ở đây là "giàu sang" thì bắc "cầu kiều" (đẹp). Đây cũng chẳng phải là chiếc cầu nổi (phù kiều) hoặc trùng lặp ("cầu" - "kiều" chữ Hán). "Cầu Kiều" là chiếc cầu cao ("kiều", tiếng cổ còn có nghĩa là "cao") để cho đò dọc, đò ngang đều qua lại được. Cần phải cao, chắc để con bước lên đường học tập vững vàng.
.....

Bình luận (0)
Nguyen
25 tháng 3 2019 lúc 5:50
Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.
Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
25 tháng 3 2019 lúc 7:06

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Nguyễn Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Trung
Xem chi tiết
Vũ Nhungg
Xem chi tiết
rtte
Xem chi tiết
phạm thi thảo nguyên
Xem chi tiết
Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Lộc Nguyễn
Xem chi tiết
Alice
Xem chi tiết
Võ Lan Thảo
Xem chi tiết