Con Rồng, Cháu Tiên

Ngô Phúc An

Hãy tả lại thân hình và cảm xúc của Lạc Long quân và Âu Cơ khi bọc trứng nở ra

Huong San
6 tháng 6 2018 lúc 15:23

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này !” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"
("Đất nước" – Trường ca mặt đường khát vọng)

Hơi lạc đề nhưng có thể giúp cho bạn
Kim Tuyến
6 tháng 6 2018 lúc 15:50

Vua Đế Minh có hai người con “con trưởng là Đế Nghi, con thứ là Lộc Tục”. Nhà vua yêu Lộc Tục hơn nên muốn cho Lộc Tục làm vua phương Bắc. Lộc Tục là người khiêm nhường nên đã nói với cha nhượng cho anh cả. Vì vậy vua cha cử Lộc Tục làm vua phương Nam (đất Văn Lang sau này). Đất Văn Lang tức nước Xích Quỷ có nhiều phong cảnh thanh kỳ. Dải Lĩnh Nam trùng trùng, điệp điệp, xanh như chàm, xa trông như rồng uốn khúc.. Lên làm vua, Lộc Tục lấy hiệu là Kinh Dương Vương, buổi đầu toan đóng đô ở chân núi Miễu Sơn, sau ấn định xây thành, đắp lũy ở Cửu Lĩnh.. Vua lấy Long Nữ con gái vua Động Đình Quân, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân kế nghiệp vua cha. Lạc Long Quân lấy hiệu là Hùng Hiền Vương di chuyển kinh đô về Nghĩa Lĩnh. Khi Kinh Dương Vương qua đời, Hùng Hiền Vương lấy nàng Âu Cơ con gái Đế Lai chúa tể động Lăng Xương, một xứ lân cận Văn Lang bên bờ giải Âu Giang. Âu Cơ có mang được 3 năm 3 tháng 10 ngày mới thấy chuyển dạ. Nơi nàng lâm bồn là một chiếc lều tranh bên đường không xa kinh thành, nàng sinh ra một cái bọc. Long Quân vô cùng kinh ngạc, Ngài cho quần thần dựng đàn tế cáo trời đất. Trong lúc cử hành lễ bái thì trời nổi mây ngũ sắc, năm người cao lớn dị thường đầu đội mũ Kim Quang, mặc áo bào xanh, lưng đeo đai ngọc.. tuyên bố “Ngọc Hoàng Thượng đế cử chúng ta xuống để thi hành nhiệm vụ đặc biệt. Hoàng Hậu sinh ra một cái bọc đó là điềm vô cùng tốt đẹp, trong bọc có một trăm trứng. Chúng tôi có bổn phận biến ra thành một trăm con trai, những người con này sẽ giúp nhà vua trị dân giữ nước”. Đúng ngày rằm tháng 1 năm sau, mây ngũ sắc lại tái hiện, ngôi nhà rực sáng, bọc trứng tự nở ra một trăm người con trai. Một hôm vua bảo Âu Cơ “Ta vốn là con cháu thủy thần, nàng thuộc loài tiên, nước lửa khắc nhau, không thể kết hợp lâu dài được. Vậy xin chia tay để giữ lấy dòng giống. Nàng nên đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống biển, cùng nhau khai cơ mở nghiệp, tạo thế cho con cái và dân chúng dài lâu”.

Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi... Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này. Vào một ngày cuối tháng Hai lịch trăng, trời bỗng nhiên nổi dông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này. vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu (nay là Đền Nội Bình Đà) quanh năm thờ phụng.

Aoi Kiriya
8 tháng 6 2018 lúc 20:32

Lạc Long Quân là nòi rồng, sống ở thủy cung con trai của Thần Long Nữ. Lạc Long Quân đẹp trai, khôi ngô, sức khỏe phi phàm, có nhiều phép biến hóa, tài năng liệt vào bậc nhất. Thần đã ra tay trừ rất nhiều yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh … đem lại cuộc sống yên vui cho dân lành. Lạc Long Quân còn dạy dân trồng trọt, đánh cá, săn bắn, chăn nuôi và cách ăn ở. Lạc Long Quân là vị phúc thần vô cùng vĩ đại.

Không có yếu tố kì diệu thì sẽ không có truyền thuyết. Yếu tố kì diệu hoang đường tạo nên sức hấp dẫn và mău sắc thần kì của truyền thuyết. Ngư Tinh thân dài hơn 50 trượng, đuôi xòe như cánh buồm, chân nhiều như chân rết…, Hồ Tinh có 9 đuôi, sống trên nghìn năm… Mộc Tinh cao hàng ngàn trượng, tàng hình ẩn hiện. Ba con yêu quái này tượng trưng cho cái 4 ác, cho sức khỏe ghê gớm của lực lượng siêu nhiên rất kì lạ. Lạc Long Quân phải có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ mới tiêu diệt được. Cái bọc trứng của Âu Cơ nở ra 100 người con trai tuấn tú, lớn nhanh như thổi. Câu gọi của mẹ con Âu Cơ: "Bố ở nơi nào mà để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này!” Tuy ở tận thủy phủ xa cách nghìn vạn dặm, mà Lạc Long Quân cũng nghe được, chỉ nháy mắt đã hiện về, v.v… Đó là những yếu tố hoang đường kì diệu nhất của truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên".

Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. Cha Rồng mẹ Tiên nên mới có thể sinh ra được một cái bọc có một trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai tuấn tú, con cả là Hùng Vương. Hai tiếng "đồng bào" nghĩa là cùng chung một bọc, bắt nguồn từ sự tích thiêng liêng "Con Rồng, cháu Tiên”. Nó nói lên mỗi con người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, cùng một huyết hệ vô cùng thân thiết. Hai tiếng "đồng bào" biểu lộ một cách chân thành tình yêu thương đoàn kết dân tộc.

Truyện "Con Rồng, cháu Tiên" là một huyền thoại tuyệt đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn cội, dòng giống của con người Việt Nam ta là vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu xa niềm tự tôn tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở tình nghĩa đổng bào và tình nghĩa cốt nhục vô cùng cao cả thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

… "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…"



Aoi Kiriya
8 tháng 6 2018 lúc 20:32

Truyện Con Rồng, cháu Tiên là truyền thuyết mang lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc khi tìm hiểu về nguồn cội của dân tộc ta.

“Con Rồng, Cháu Tiên” là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến quá khứ; thường mang các yếu tố hoang đường, kì ảo. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc về cốt truyện, đặc sắc về nội dung lẫn nghệ thuật mà còn thể hiện ở cách đặt nhan đề.

Những chi tiết hoang đường có vị trí quan trọng trong việc tạo nên cốt truyện, không những vậy nó còn xuất hiện với tần suất lớn. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “Thần”. Lạc Long Quân là thần nòi rồng, sống ở dưới nước, là con của thần Long Nữ, Âu Cơ là dòng tiên, sống ở trên núi, thuộc họ thần nông, nàng dạy loài người cách trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy. Lạc Long Quân “sức mạnh vô địch, có nhiều phép lạ” còn Âu Cơ “xinh đẹp tuyệt trần”. Hai người đem lòng yêu nhau và Âu Cơ sinh ra được một bọc một trăm trứng, nở ra thành một trăm người con, năm mươi người con trai tài giỏi, tuấn tú giống bố và năm mươi người con gái xinh đẹp giống mẹ. Chi tiết kì lạ nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, cả đồng bào, dân tộc ta đều do một mẹ Âu Cơ sinh ra cùng trong một bọc trứng, cùng chung một cội nguồn, huyết thống, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, đồng thời cũng ngụ ý dù có khó khăn thì chúng ta hãy cùng tương trợ tương ái lẫn nhau bởi dân tộc ta là một gia đình. Như vậy, tưởng tượng giản dị đó của người Việt thật cao đẹp, thể hiện ngay ở nhan đề “Con Rồng cháu Tiên”, đó là sự kết tinh của tình yêu, là kết quả của mối lương duyên Lạc Long Quân- Âu Cơ.

Yếu tố kì ảo còn thể hiện ở sự nghiệp mở nước của Lạc Long Quân. Thần diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh đem lại cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân. Đây là những loài yêu tinh sống hàng nghìn năm nhưng Lạc Long Quân là thần tài giỏi, sức mạnh phi thường và có nhiều phép biến hóa mới diệt được bọn chúng.

Truyện “Con Rồng Cháu Tiên” sử dụng phần lớn các yếu tố hoang đường, kì ảo nhằm khắc họa, to đậm vẻ đẹp phi thường của nhân vật, linh thiêng hóa nguồn cội, của con người, của dân tộc ta, để chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về đất nước mình, đồng thời nó còn là yếu tố không thể thiếu tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.

Qua tác phẩm, “Con Rồng Cháu Tiên” em càng thấy trân trọng nguồn cội của dân tộc hơn và luôn nhắc nhở em về tình đoàn kết, tình nghĩa đồng bào thiêng liêng mà cao cả.




Các câu hỏi tương tự
Phương Thảo
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Thảo Anh
Xem chi tiết
輝佐藤
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Linh
Xem chi tiết
Hoàng Huyền Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Quang
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Girl Cherry
Xem chi tiết