Con Rồng, Cháu Tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phương Linh

Hãy tưởng tượng cảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau từ truyện Con Rồng cháu tiên. Hãy kể lại sự việc đó.

Kaori Miyazono
10 tháng 8 2017 lúc 12:17

Bạn tham khảo:

Xưa kia, trên vùng đất Lạc Việt màu mỡ, có một vị thần mình rồng, vốn là con trai thần Long Nữ. Ấy là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch, thần luôn giúp đỡ dân lành, trở thành ân nhân của bao gia đình nghèo khổ. Thần có nhiều phép lạ, đã mấy lần diệt trừ Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh, ơn nghĩa của chàng với nhân dân cao hơn núi, rộng hơn biển, dân làng biết lấy gì mà đền đáp cho nổi. Tấm lòng nhân hậu của Lạc Long Quân đã bao lần ban hạnh phúc cho nhân dân. Chẳng đòi hỏi gì, vị thần của chúng ta còn dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy, rồi lại được dạy cách làm nhà, ăn ở. Trước một vị thần phổ độ chúng sinh như thế, nhân dân rất lấy làm cảm kích. Vốn sinh ra đã là rồng, Lạc Long Quân chỉ lên cạn khi có việc cần, không thì ở dưới nước với mẹ. Nhờ thần, mảnh đất Lạc Việt trở nên kì ảo, lộng lẫy.

Bấy giờ, nơi vùng núi cao, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, xứng đáng là tiên nữ hạ thế. Nàng thuộc dòng dõi Thần Nông, cũng yêu dân như con của mình. Nàng dịu dàng, nhã nhặn, làm mê hoặc đàn ông cả một vùng. Biết đến tiếng thơm của nơi kia Lạc Việt, nàng ghé thăm với ước muốn được nhìn thấy những hoa thơm cỏ lạ của mảnh đất kì diệu này.

Đứng ngắm nhìn những bông hoa dại nhỏ bé, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân ở ngay trên vùng đất ấy. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, họ đã trao nhau những tình cảm sâu sắc. Mây đang hé nụ cười rạng rỡ. Mặt trời đang cười khà khà ở nơi nào quanh đấy. Đám hoa cỏ dại rung rinh theo tiếng sóng. Những ngọn gió thổi vào trong nhịp đập trái tim hai vị thần. Họ yêu nhau, họ lấy nhau, nên duyên vợ chồng. Cả trời đất như tung hô sự kết duyên này. Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng ở tại cung điện Long Trang – nơi đong đầy hạnh phúc.

Chẳng bao lâu sau, Âu Cơ có mang. Đôi vợ chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng lạ thay, nàng tiên núi cao không sinh ra một đứa con như người phàm trần, nàng đẻ ra một cái bọc, cái bọc trăm trứng. Âu Cơ và Long Quân sững sờ ngắm nhìn cái bọc, ngắm nhìn từng sự chuyển động của nó. Từ trong ấy, phát ra những tiếng lục đục, rồi một quả nứt ra, hai quả, ba quả. Cái bọc nở ra một trăm người con. Đứa nào đứa ấy hồng hào, khoẻ mạnh, sức khoẻ chẳng thua gì cha, sắc đẹp không kém hơn mẹ. Một trăm đứa con, một trăm con người thần kì. Chẳng cần bú mớm gì, chúng vươn vai, trưởng thành trong tích tắc. Rồi một trăm người anh em nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn, nhảy múa trên bãi cỏ. Hoàng hồn đang xuống, cho nàng Âu Cơ khóc trong niềm hạnh phúc, hạnh phúc khôn tả!

Ngày tháng cứ thế trôi đi, thắm thoát đã mấy năm ròng rã, Lạc Long Quân vốn đã là rồng, nên chẳng thể nào sống thiếu nước. Chàng đã quá mệt mỏi với việc ở trên cạn. Một đêm nằm nghĩ, Long Quân quyết định quay lại Thuỷ cung. Nhưng rồi chàng bứt rứt: “Ta đi, để Âu Cơ một mình thì khổ cho nàng quá!”. Sau một đêm dài thức trắng, chàng vẫn không từ bỏ ý định về biển, dù trong lòng áy náy vô cùng. Vậy là, chàng bỏ đi, để Âu Cơ một mình nuôi con. Biết tin này, Âu Cơ buồn lắm! Nàng luôn cố giấu nước mắt trước những đứa con của mình nhưng lại âm thầm rơi lệ những đêm cô đơn. Cái cảnh thiếu vắng thật lạnh lẽo quá! Rồi một ngày, Âu Cơ không thể quên nổi Long Quân bèn gọi chàng lên và bảo:

– Sao chàng nỡ lòng nào bỏ thiếp mà đi ? Để thiếp một mình, chàng vô tâm quá! Xin đừng bắt thiếp đợi hãy quay về!

Lạc Long Quân thấu hiểu nỗi lòng của Âu Cơ nhưng chàng không tài nào ở trên cạn được nữa. Thôi thì, vị thần này an ủi vợ rằng:

– Ta vốn là thái tử dưới biển, còn nàng là công chúa vùng non cao. Gặp nhau, yêu nhau rồi cả lấy nhau vốn đã do trời định nhưng hoàn cảnh lại thật trớ trêu. Được lấy nàng, ta vô cùng hạnh phúc nhưng liệu cuộc hôn nhân có bền vững dài lâu? Nay, kẻ miền biển, người miền núi, từ nhỏ phong tục tập quán đã khác nhau, sao sống cùng nhau cho được.

Âu Cơ nghe Lạc Long Quân nói mà nước mắt cứ tuôn trào. Nàng không thể rời bỏ chàng được! Long Quân vẫn cố gắng:

- Không ở cùng nhau, nhưng trái tim vẫn cùng nhau. Ta mang năm mươi đứa con xuống biển dạy dỗ, nàng đem năm mươi con còn lại lên non nuôi nấng; chia nhau cai quản bốn phương trời. Xin nàng đừng trách ta, ta cũng buồn lắm chứ! Nhưng tuy vậy, vẫn luôn hướng về nhau, gặp chuyện gì cũng sẵn sàng giúp đỡ. Đừng bao giờ quên lời hẹn ước!

Lạc Long Quân vừa dứt lời, chim ngừng ca, gió không thôi. Biển ào ào cuộn sóng mang nỗi nhớ về đây. cỏ cây hoa lá cũng thôi khoe sắc, không gian tưởng chừng hiu quạnh cả. Đâu đây còn âm vang tiếng Long Quân ban nãy. Đói vợ chồng bịn rịn chia tay, khoé mi còn đọng lại những tâm sự chưa nói hết. Một trăm người anh em cũng quyến luyến tạm biệt. Sâu thẳm trong đôi mắt của Âu Cơ lúc này, là cái gì đó xao xuyến lắm, còn lắng đọng trong trái tim. Một cơn sóng bất ngờ ập vào đưa Lạc Long Quân cùng năm mươi người con đi. Âu Cơ đứng nhìn, vẫy theo bóng người chồng dần dần khuất xa, cổ họng nàng như nghẹn lại, Âu Cơ chỉ biết đưa ánh mắt đi tìm vị thần rồng kia.

Về sau, người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua. Con trai vua là Lang, con gái là Mị Nương. Đất nước phát triển, triều đình vững mạnh, đời này nối tiếp đời kia, vua vẫn lấy hiệu là Hùng Vương, chẳng hề thay đổi. Nước Văn Lang ra đời.

Từ đó đến nay, dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn luôn luôn tự nhận mình là con cháu rồng tiên. Con người Việt Nam sẽ mãi mãi tự hào về bốn chữ “Con Rồng cháu Tiên”...

Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 13:53

Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống dưới biển Đông. Thần thân hình rồng, sức khoẻ phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng, thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ, dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Một hôm, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng đã tìm đến thăm. Tình cờ, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con vẫn lớn nhanh như thổi, khoẻ mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thuỷ cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi Lạc Long Quân về và than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?!

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc hầu, Lạc tướng). Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là mệ nàng (mị nương). Vua cha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng, cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 13:53

Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, em rất thích truyện Con Rồng, cháu Tiên. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên hay Sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ… vốn là một thần thoại có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo như các nhân vật thần linh có nhiều phép lạ và hình tượng cái bọc trăm trứng… đã biến nó thành một truyền thuyết hay và đẹp vào bậc nhất, nhằm giải thích và suy tôn nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc Việt.

Lạc Long Quân và Âu Cơ là sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, phong phú của người xưa. Hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được dệt nên từ những chi tiết lạ thường.

Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ ở Đông Hải (biển Đông); còn Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Mỗi thần có một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp của Lạc Long Quân được nhấn mạnh là vẻ đẹp của tài năng. Thân có thân hình Rồng, sống được cả dưới nước lẫn trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, trấn áp được lũ yêu quái (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh) làm hại dân lành. Thần lại có lòng thương người, thường dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.

Âu Cơ là Tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần. Nàng thích đi đây đi đó. Nghe nói vùng đất Lạc có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng bèn tìm đến thăm và tình cờ gặp Lạc Long Quân ở đó.

Câu chuyện hấp dẫn người nghe bởi những chi tiết ngẫu nhiên lạ lùng: Rồng ở dưới nước gặp Tiên trên non cao rồi yêu nhau, kết duyên thành vợ chồng. Đây là biểu tượng của sự kết hợp giữa hai thành phần chính trong cộng đồng mới hình thành của dân tộc Việt.

Đời Hùng vương, cư dân Văn Lang chủ yếu là người Lạc Việt và Âu Việt. Họ thường xuyên quan hệ với nhau về kinh tế, văn hóa. Cuộc hôn nhân thần thoại giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ phản ánh mối quan hệ và sự thống nhất giữa cư dân của hai bộ tộc này.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên phản ánh sự hình thành của đất nước Lạc Việt trong buổi bình minh của lịch sử qua các chi tiết: Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đật tên nước là Văn Lang. Triều đình có tướng văn, tướng võ… Khi cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, mười mấy đời truyền nối ngôi vua đều lấy danh hiệu Hùng Vương, không hề thay đổi.
Đây là thời kì mở đầu kỉ nguyên độc lập của người Việt, hay còn gọi là thời kì Hùng Vương dựng nước.

​Nội dung truyện nhằm giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường ! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần. Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này.

Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng đồng bào (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy.

Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.
Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 8 2017 lúc 13:54

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Hoàng Đình Tuấn
10 tháng 10 2017 lúc 19:49

júp tớ vs


Các câu hỏi tương tự
輝佐藤
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Thảo Anh
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Phú Văn Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Như Phát
Xem chi tiết
Hoàng Huyền Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tiến
Xem chi tiết
Thư Phan chanl
Xem chi tiết