Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Uzumaki Naruto

Hãy giải thích câu nói của Le-nin:"Học,học nữa,học mãi"

Gợi ý:triển khai thành các đoạn văn,mỗi đoạn mang 1 luận điểm.

Tìm luận điểm(trả lời câu hỏi):

1.Học là j?

2.Vì sao phải học,học nữa,học mãi?

3.Câu nói trên đúng trong lĩnh vực nào?

4.Câu nói có ý nghĩa j?

Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 3 2017 lúc 15:40

Luận điểm 1: Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.

Luận điểm 2: Học có nhiều lợi ích tốt, học không bao giờ là đủ. Chúng ta dù học cả đời cũng chưa chắc giỏi được. Vì thế chúng ta cần học theo "Học, học nữa, học mãi" để cố gắng trau dồi.

Luận điểm 3: Câu nói "Học, học nữa, học mãi" nó đúng trên các lĩnh vực thuộc mọi khia cạnh. Nó đúng với đời sống khi ta cố gắng hỏi han người khác và trau dồi kiến thức. Nó đúng trong học tập khi tả không ngừng học và hỏi thầy cô giáo những vấn đề đó. Nó đúng trong sự nghiên cứu khi ta luôn nghiên cứu một sự vật, sự việc, hiện tượng,...

Luận điểm 4: Câu nói "Học, học nữa, học mãi" có ý khuyên người ta cần trau dồi kiến thức và tiếp nhận kiến thức đến cuối đời, ta nên học đến khi không thể học được nữa thì thôi.

Lê Thị Thanh Hoa
14 tháng 3 2018 lúc 21:15

* Luận điểm 1:

- Nói chung:Học nghĩa là luôn luôn phải học hỏi trong suốt cuộc đời ngay cả khi mình đã có được một vị trí như thế nào trong xã hội.

- Chi tiết: Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học và rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở... Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

* Luận điểm 2:Bởi xã hội luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra. Nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ bị lạc hậu về kiến thức một cách nhanh chóng

* Luận điểm 3:Câu ns trên đứng trong lĩnh vực học tập

* Luận điểm 4:Muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập chưa bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa, khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy mình là người không sống một cách vô nghĩa.


Các câu hỏi tương tự
Trần Bảo Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Kỳ
Xem chi tiết
nguyen kieu trang
Xem chi tiết
Tưởng Y Y
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Trung
Xem chi tiết
trần phạm thúy vy
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết