Mở bài
+ Giới thiệu vấn đề: vấn đề ô nhiễm môi trường
Thân bài
* Nêu dẫn chứng
– Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt… tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.
– Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét…) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.
– Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ô zôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên… (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán,… liên tiếp xảy ra).
– Ở thành thị: khí thải, nước thải, chất thải… không được xử lí kịp thời trở thành nguy cơ bung phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng….làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.
– Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến dau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động…
Kết bài
*Lập luận lại vấn đề
– Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường và ý thức đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.
– Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực đóng góp vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.
Mở bài
– Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.
– Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.
Thân bài
– Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt… tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.
– Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét…) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.
– Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ô zôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên… (khí hậu ngày càng nóng lên, giông tố, bão lụt, hạn hán,… liên tiếp xảy ra).
– Ở thành thị: khí thải, nước thải, chất thải… không được xử lí kịp thời trở thành nguy cơ bung phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hóa xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sông, phóng uế bừa bãi nơi công cộng….làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.
– Ở nông thôn: sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến dau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động…
Kết bài
– Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường và ý thức đó phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.
– Tuyên truyền, vận động mọi người hãy tích cực đóng góp vào việc giữ gìn ngôi nhà chung của thế giới.