Bài 6: Đối xứng trục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Đức Tài

Cho tam giác đều ABC, gọi D là điểm đối xứng của B qua C. Gọi M và N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, AD của tam giác ABD.

a) Chứng minh tứ giác AMCN là hình chữ nhật.

b) Kẻ AH vuông góc với BC, H ∈ BC, từ B kẻ đường thẳng song song với AC cắt tia AH tại E. Chứng minh: Ba điểm E, C, N thẳng hàng và tam giác ADE là tam giác đều.

c) So sánh S​ABD và SABEC.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
21 tháng 3 2020 lúc 19:37

a) Xét ΔABD có

M là trung điểm của AB(gt)

C là trung điểm của BD(B và D đối xứng nhau qua C)

Do đó: MC là đường trung bình của ΔABD(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒MC//AD và \(MC=\frac{AD}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

\(AN=ND=\frac{AD}{2}\)(N là trung điểm của AD)

nên MC=AN=ND

Xét tứ giác AMCN có MC//AN(MC//AD, N∈AD) và MC=AN(cmt)

nên AMCN là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Xét ΔABD có

M là trung điểm của AB(gt)

N là trung điểm của AD(gt)

Do đó: MN là đường trung bình của ΔABD(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒MN//BD và \(MN=\frac{BD}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

\(BC=CD=\frac{BD}{2}\)(B và D đối xứng nhau qua C)

nên BC=MN=CD

mà AC=BC(ΔABC đều)

nên AC=MN

Hình bình hành AMCN có AC=MN(cmt)

nên AMCN là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

b)

*Chứng minh E,C,N thẳng hàng

Ta có: AH là đường cao của ứng với cạnh BC của ΔABC đều(gt)

⇒AH cũng là đường trung tuyến ứng với cạnh BC

hay H là trung điểm của BC

⇒BH=HC

Xét ΔAHC vuông tại H và ΔBHE vuông tại H có

HC=BH(cmt)

\(\widehat{ACH}=\widehat{EBH}\)(So le trong, BE//AC)

Do đó: ΔAHC=ΔBHE(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒AH=EH(hai cạnh tương ứng)

mà H nằm giữa A và E

nên H là trung điểm của AE

Xét tứ giác ACEB có

H là trung điểm của đường chéo BC(cmt)

H là trung điểm của đường chéo AE(cmt)

Do đó: ACEB là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒EC//AB(hai cạnh đối của hình bình hành ACEB)

mà CN//AB(CN//AM, B∈AM)

và EC và CN có điểm chung là C

nên E,C,N thẳng hàng(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa
Trần Thanh Phương
21 tháng 3 2020 lúc 19:59

Mình làm nốt 2 ý còn lại.

b) Dễ dàng chứng minh tam giác ADE cân tại A.

Mặt khác ta có ^BAH = ^ADC = ^CAD

=> ^HAD = ^BAC = 60^0

Tam giác ADE cân tại A có ^BAC = 60^0 => tam giác ADE đều ( đpcm )

c) Vì BE // AC và AB // CE nên tứ giác ABEC là hình bình hành

Mà 2 đường chéo AE và BC vuông góc nên ABEC là hình thoi

\(\Rightarrow S_{ABEC}=\frac{1}{2}\cdot AE\cdot BC\)

Ta có: \(S_{ABD}=\frac{1}{2}\cdot AH\cdot BD=\frac{1}{2}\cdot AH\cdot2BC=AH\cdot BC=\frac{1}{2}\cdot AE\cdot BC=S_{ABEC}\)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
nguyen lan anh
Xem chi tiết
Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Như Lan
Xem chi tiết
Bích Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen lan anh
Xem chi tiết
Nguyên Lập
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen lan anh
Xem chi tiết
Sukimi_Slime_ vn
Xem chi tiết