a/ Vì AD\(\perp BC\) tại D \(\Rightarrow\widehat{HDC}=90^o\)
\(BK\perp AC\) tại K \(\Rightarrow\widehat{HKC}=90^o\)
Ta có: \(\widehat{HDC}+\widehat{HKC}=180^o\)
Xét tứ giác CDHK có: \(\widehat{HDC}+\widehat{HKC}=180^o\) (cmt)
\(\Rightarrow\) Tứ giác CDHK nội tiếp
b/ Ta có: \(\widehat{MAC}+\widehat{ACB}=90^o\) ( 2 góc nhọn phụ nhau) (1)
\(\widehat{NBC}+\widehat{ACB}=90^o\) ( 2 góc nhọn phụ nhau) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{MAC}=\widehat{NBC}\)
Xét đường tròn (O) có:
\(\widehat{MAC}\) nội tiếp chắn cung CM
\(\widehat{NBC}\) nội tiếp chắn cung CN
Mà \(\widehat{MAC}=\widehat{NBC}\) (cmt)
\(\Rightarrow\) Cung CM=cung CN ( Trong một đường tròn, các góc nội tiếp bằng nhau chắn các cung bằng nhau)
\(\Rightarrow CM=CN\) ( Trong một đường tròn, các cung bằng nhau căng các dây bằng nhau)
Câu c/ sau mk lm nha....sorry nhìu
Xét ừ giác ABDK ta có: góc AKD = góc ADB =90 độ cùng nhìn AB
=> tứ giác ABDK nội tiếp
=> góc BAC = góc KDC (cùng bù góc BDK).
Xét tg CDK và tgCAB, ta có.
góc C chung
góc BAC = góc KDC (cmt)
=> tgCDK ~ tg CAB
c)
Xét tứ giác ABDK có:
góc AKB = góc ADB =900(AB⊥BC ; BK⊥AC)
=> 2 đỉnh K,D liền kề cùng nhìn đoạn AB dưới 1 góc 900
=>tứ giác ABDK nội tiếp
=>góc BAC = góc KDC (trong 1 tứ giác nội tiếp, góc ngoài của 1 đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện với đỉnh đó) (đây là định lí đảo từ dấu hiệu tứ giác nội tiếp [tứ giác có góc ngoài của 1 đỉnh bằng góc trong của đỉnh đối diện với đỉnh đó thì tứ giác đó là tứ giác nội tiếp])
xét △CDK và △CAB có:
góc BAC = góc KDC(cmt)
góc ACB chung
Vậy △CDK ~ △CAB (g-g)