Ôn tập Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Anh Thư

Cho tam giác ABC cân tại A, Phân giác Am (m thuộc BC) , có AB= 5cm , BC=6 cm

a, Chứng minh tam giác AMB= tam giác AMC

b, Chứng minh AM vuông góc BC

c, Tính AM

d, Qua B vẽ đường thẳng a vuông góc với AC và cắt AM tại H, Chứng minh Ch vuông góc AB

Trúc Giang
19 tháng 2 2020 lúc 10:47

Ôn tập Tam giác

Ôn tập Tam giác

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
19 tháng 2 2020 lúc 10:48

a) Xét ΔABM và ΔAMC có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)(AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AM là cạnh chung

Do đó: ΔAMB=ΔAMC(c-g-c)

b) Ta có: ΔAMB=ΔAMC(cmt)

\(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒AM⊥BC(đpcm)

c) Ta có: ΔAMB=ΔAMC(cmt)

⇒BM=MC(hai cạnh tương ứng)

mà BM+MC=BC(do B,M,C thẳng hàng)

nên \(BM=MC=\frac{BC}{2}=\frac{6}{2}=3cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔAMB vuông tại M, ta được

\(AB^2=AM^2+BM^2\)

hay \(AM^2=AB^2-BM^2=5^2-3^2=16\)

\(\Rightarrow AM=\sqrt{16}=4cm\)

Vậy: AM=4cm

d) Xét ΔABC có

AM là đường cao ứng với cạnh BC(AM⊥BC)

BH là đường cao ứng với cạnh AC(gt)

mà AM\(\cap\)BH={H}

nên H là trực tâm của ΔABC(định nghĩa)

⇒CH⊥AB(đpcm)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
daophanminhtrung
Xem chi tiết
daophanminhtrung
Xem chi tiết
Phần Nhã Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
xzcccccccccc
Xem chi tiết
Nguyễn thị nghiên
Xem chi tiết
Iem xấu gấy
Xem chi tiết
Lý Ngọc Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Phạm Thanh Yên
Xem chi tiết
Phạm Thu Hương
Xem chi tiết