Hình học lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hà Anh

Cho \(\Delta\)ABC vuông cân ở A. Gọi M là trung điểm BC. Điểm E nằm giữa C và M. Kẻ BH \(\perp\) AE ( H \(\in\) AE ). Kẻ CK vuông góc với đường thẳng chứa cạnh AE ( K \(\in\) AE )

a) Chứng minh BH = AK

b) Chứng minh \(\Delta\)MBH = \(\Delta\)MAK
c) Chứng minh \(\Delta\)MHK vuông cân

Trần Thị Thúy Vân
22 tháng 2 2017 lúc 15:07

lm s để viết câu hỏi thế này r mình giải cho

Trần Thị Thúy Vân
22 tháng 2 2017 lúc 15:09

mà bn có chép đề sai ko vậy

nguyễn Thị Bích Ngọc
9 tháng 4 2017 lúc 9:40

A B C M E H K 1 Xét \(\Delta KAC\)\(\widehat{AKC}=90^o\) (\(CK\perp AE\) )

\(\Rightarrow\widehat{KAC}+\widehat{KCA}=90^o\) (1)

Xét \(\Delta ABC\)\(\widehat{BAC}\) = 90\(^o\) ( \(\Delta ABC\) vuông cân tại A )

\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_1}+\widehat{KAC}=90^o\) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\)\(\widehat{A_1}=\widehat{KCA}\)

Xét \(\Delta\)\(AHB\)\(\Delta AKC\) có :

\(\widehat{BHA}=\widehat{AKC}\) ( = \(90^o\))

\(AB=AC\) ( \(\Delta ABC\) vuông cân tại A )

\(\widehat{A_1}=\widehat{KCA}\) (cmt)

Do đó : \(\Delta AHB=\Delta CKA\) ( cạnh huyền - góc nhọn )

\(\Rightarrow BH=AK\) ( hai cạnh tương ứng ) đpcm

nguyễn Thị Bích Ngọc
9 tháng 4 2017 lúc 10:09

b) cậu vẽ được hình ko ?

Thôi , mình vẽ luôn cũng được

Xét \(\Delta BMA\)\(\Delta AMC\) có :

AM chung

BM = MC ( M là trung điểm của BC )

AB=AC ( \(\Delta ABC\) cân tại A )

Do đó : \(\Delta MBA=\Delta MCA\) ( c-c-c)

\(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MAC}\) ( hai góc tương ứng )

\(\widehat{MAB}+\widehat{MAC}=90^o\) (\(\Delta ABC\) vuông cân tại A)

\(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MAC}\) \(=\dfrac{90^o}{2}=45^o\) (1)

Mặt khác \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=45^o\) ( \(\Delta ABC\) vuông cân tại A ) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MBA}\) (\(=45^o\))

\(\Rightarrow\) \(\Delta MAB\) cân tại M

\(\Rightarrow MA=MB\)

Từ (1) và (2) , ta lại có : \(\widehat{MAC}=\widehat{MBA}\) ( = 45\(^o\))

hay \(\widehat{CAK}+\widehat{KAM}=\widehat{MBH}+\widehat{ABH}\)

\(\widehat{CAK}=\widehat{ABH}\left(\Delta ACK=\Delta BAH\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{KAM}=\widehat{MBH}\)

Xét \(\Delta MBH\)\(\Delta MAK\) có :

\(MB=MA\) (cmt )

\(BH=AK\)( theo câu a )

\(\widehat{MBH}=\widehat{MAK}\) (cmt )

Do đó : \(\Delta MBH=\Delta MAK\left(c-g-c\right)\)

A B C M E H K

nguyễn Thị Bích Ngọc
9 tháng 4 2017 lúc 10:23

c) Do \(\Delta MBH=\Delta MAK\)

\(\Rightarrow\) MH = MK ( hai cạnh tương ứng )(1)

\(\widehat{BMH}=\widehat{AMK}\)

hay \(\widehat{BMA}+\widehat{AMH}=\widehat{AMH}+\widehat{HMK}\)

Ta thấy \(\widehat{AMH}\) chung

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=\widehat{HMK}\) (2)

Xét \(\Delta BMA=\Delta CMA\) ( câu b )

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=\widehat{CMA}\) ( hai góc tương ứng )

\(\widehat{BMA}+\widehat{CMA}=180^o\) ( hai góc kề bù )

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=\widehat{CMA}=\dfrac{180^o}{2}=90^o\) (3)

Từ (2) và (3) \(\Rightarrow\widehat{HMK}=\widehat{BMA}\) = 90\(^o\)(4)

Từ (1) và (4) suy ra \(\Delta MHK\) vuông cân tại M


Các câu hỏi tương tự
Huy Hoang
Xem chi tiết
Trương Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
Bùi Thiên Phước
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết
Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
Xem chi tiết
Kirigawa Kazuto
Xem chi tiết
Lê Thị Thùy Dung
Xem chi tiết
Linh Le
Xem chi tiết