Ôn tập chương 2: Hàm số bậc nhất

nguyễn quỳnh

bài 1: rút gọn các biểu thức sau:

a) \(3\sqrt{\frac{1}{3}}+\frac{1}{2}\sqrt{12}+\sqrt{3}\)

b) \(\sqrt{12}-\sqrt{27}+3\sqrt{8}-\sqrt{32}\)

bài 2: cho hàm số bậc nhất y= \(\left(1-\sqrt{5}\right)x-1\)

a) hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên R? vì sao?

b) tính giá trị của y khi \(x=1+\sqrt{5}\)

c) tính giá trị của x khi \(y=-\sqrt{5}\)

bài 3: cho hai hàm số bậc nhất y= (k+3) x+2 và y= (5-k)x+3

a) với gt nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng song song với nhau?

b) với gt nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau?

c) hai đường thẳng nói trên có thể trùng nhau được không? vì sao?

bài 4: cho biểu thức:\(p=\left(\frac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\frac{3x+3}{9-x}+\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}\right):\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x-3}}\)

a) rút gọn p

b) tìm x để \(p=-\frac{1}{3}\)

c) tìm GTNN của P

bài 5: cho biểu thức: \(A=\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-5}-\frac{10\sqrt{x}}{x-25}-\frac{5}{\sqrt{x}+5}\)

a) rút gọn A

b) tính giá trị của A khi x = 9

c) tìm x để \(A< \frac{1}{3}\)

bài 6: cho hàm số y= (m-2) x+3

a) tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến

b) tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A(1;-2)

vẽ đồ thị hàm số với giá trị của m vừa tìm được ở câu a

bài 7: dựng góc nhọn a, biết \(\cos a=\frac{3}{5}\)

bài 8: cho nửa đường tròn (O), đường kính AB. kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía đối với nửa đường tròn đối với AB. lấy điểm C bất kì trên nửa đường tròn đó. tiếp tuyến của nửa đường tròn tại C cát Ax, By lần lượt ở M và N.

a) tính MÔN

b) chứng minh bốn điểm: O, A, M, C cuàng thược một đường tròn

c) gọi E là giao điểm của OM và AC, F là giao điểm của ON và BC

chứng minh: OE.OM= OF.ON

bài 9: từ một điểm nằm ngoài (O;R), kẻ các tiếp tuyến MB, MC với đường tròn( B,C là các tiếp tuyến)

a) chứng minh OM\(\perp\)OB

b) vẽ đường kính BI. chứng minh rằng: CI\(//\)MO

c) gọi K là giao điểm của MO và BC. chứng minh: MB . MC = MK . MO

bài 10: cho nửa đường tròn tâm O, đường kính MN=2R, A là một điểm tùy ý trên nửa đường tròn (A\(\ne\)M; N). kẻ hai tiếp tuyến Mx, Ny với nửa đường tròn. qua A kẻ tiếp tuyến thứ ba lần lượt cắt Mx, Ny tại I và K.

a) chứng minh IK = MI + NK và IÔK = \(^{90^0}\)

b) chứng minh MI . NK = \(^{R^2}\)

c) OI cắt MA tại E, OK cắt AN tại F. chứng minh EF = R

d) tìm vị trí của A để IK có độ dài nhỏ nhất.

mọi người ai biết thì giúp em với ạ em đang cẩn gấp ạ.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 11 2022 lúc 22:22

Bài 2:

a: \(1-\sqrt{5}< 0\)

nên hàm số nghịch biến

b: \(y=\left(1-\sqrt{5}\right)\left(1+\sqrt{5}\right)-1=1-5-1=-5\)

c: \(\Leftrightarrow\left(1-\sqrt{5}\right)x-1=-\sqrt{5}\)

\(\Leftrightarrow x\left(1-\sqrt{5}\right)=-\sqrt{5}+1\)

=>x=1

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ
Xem chi tiết
Vũ
Xem chi tiết
Trúc Chibi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Vyy Vyy
Xem chi tiết
Vũ
Xem chi tiết
Nhok baka
Xem chi tiết
James Pham
Xem chi tiết
Trần Phương Nhi
Xem chi tiết