Hình học lớp 7

Nguyễn Phương Thảo

Bài 1: cho \(\Delta\) ABC cân tại A, gọi 2 điểm M và N lần lượt là trung điểm của AB và AC. 2 đoạn BN và CM cắt nhau tại G.

a) chứng minh AM = AN

b) trên tia đối của tia NB, lấy điểm K sao cho NK = NG

chứng minh \(\Delta\) ANG = \(\Delta\)CNK. từ đó suy ra AG song song CK

c) BG=GK

d) BC + AG>2MN

* nếu các bạn vẽ hình luôn thì càng tốt

bài 2: cho \(\Delta\) ABC vuông tại A có góc B = 60 độ. Tia p/g góc B cắt AC ở D

CK \(\perp\) BD ở K

a) góc ABD = ? ; góc ACB =?

\(\Delta\)BCD là \(\Delta\) cân

b) AB = CK

c) \(\Delta\)AKB = \(\Delta\)KAC

d) BC =2AB

Mickey Chuột
9 tháng 5 2018 lúc 20:47

Bài 1 :

a, Ta có : AM = \(\dfrac{1}{2}\) AB , AN = \(\dfrac{1}{2}\) AC

Mà AB = AC ( tam giác ABC cân tại A )

=> AM = AN.

b, Xét tam giác ANG và tam giác CNK có :

AN = CN ( gt )

góc ANG = góc CNK ( đđ )

NG = NK ( gt )

Do đó tam giác ANG = tam giác CNK ( c. g. c )

=> góc GAN = góc KCN ( 2 góc tương ứng )

Mà 2 góc ở vị trí so le trong => AG // CK.

c, Do BN là trung tuyến của cạnh AC của tam giác ABC nên

NG = \(\dfrac{1}{3}\) BN , BG = \(\dfrac{2}{3}\) BN ( 1 )

Mà NG = NK ( gt )

=> NG + NK = GK = \(\dfrac{1}{3}\) BN + \(\dfrac{1}{3}\) BN = \(\dfrac{2}{3}\) BN ( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ) => BG = GK.

d, Vì tam giác ANG = tam giác CNK ( theo câu b )

=> AG = CK ( 2 cạnh tương ứng )

=> BC + AG = BC + CK > BK ( bất đẳng thức tam giác )

Lại có góc AMN là góc nhọn => góc BMN tù => BN > MN
=> BC + AG > BK > BN > MN.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Đặng Thị Hông Nhung
Xem chi tiết
Bạch Mai
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
Xem chi tiết
Hà Kiều Anh
Xem chi tiết
Bạch Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
Bùi Thị Diễm Trang
Xem chi tiết
Bạch Mai
Xem chi tiết