Bài viết số 6 - Văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn thị hồng

1.Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin:Học, học nữa, học mãi

Mak ai ko chép mạng càng tốt

Bangtan Boys
9 tháng 5 2019 lúc 20:22

I/ Mở bài
- Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
- Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.
II/ Thân bài

1)Giải thích ngắn ( là gì ? )
- “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
- Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
- “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
- Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
- “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
- Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
- Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng vào cuộc sống.
- Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và tiến bộ.
- Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không ngừng và học suốt đời.

2)Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)
* LĐ1:
- Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.
+Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
+Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

*LĐ2:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người
+nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
+ trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
+quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

*LĐ3:
- Học tập đem lại lợi ích cho bản thân
+ bảo vệ bản thân
+ tự nuôi sống bản thân
- Và qua đó ta cũng có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

3) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)
- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
- phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát minh mới ra đời)
- học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh
- Nhân vật điển hình
+ nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn : “ Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
+Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.
(Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta.)
- Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

4) Phê phán:
- Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
- Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

III/ Kết bài:
- Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
- Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại

Bangtan Boys
9 tháng 5 2019 lúc 20:23

Đối với chúng ta, việc học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Có học, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, mới đạt được những ước mơ và thành công trong cuộc sống. Vì thế, học là một công việc mà mỗi chúng ta cần phải làm. Lê-nin -vị lãnh tụ vĩ đại của phong trào Cách mạng người Nga đã có một câu nói truyền cảm hứng rất lớn đến mọi người: "Học, học nữa, học mãi".

Vâng! Đó là một câu nói hoàn toàn đúng đắn.

Vậy, thế nào là "Học, học nữa, học mãi"?

Trước tiên phải nói đến học. Học là tiếp thu những kiến thức được tích lũy trong sách vở, là nắm vững những lí luận đã được đúc kết trong các môn, đồng thời tiếp thu những kinh nghiệm của anh chị đã đi trước. Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Tuy nhiên, học ở đây không phải là chỉ học lí thuyết suôn, mà học còn phải được thể hiện ở chỗ hành. Hành nghĩa là thực hành, là làm các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống. Ta lấy những điều đã học vào việc làm. Nên nhớ: Học và hành là một quá trình thống nhất. Khi người học đã có kiến thức, lý thuyết mà không được vận dụng vào thực tiễn, không thực hành thì cũng vô ích. Vì người học đã phải trải qua một quá trình lâu dài, phải đầu tư thời gian, sức lực, tiền của, nên những điều đã học mà không được vận dụng thì việc học sẽ trở nên vô vị và lãng phí. Ngược lại, hành mà không học thì sẽ tự tạo ra những hành động sai lầm, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và xã hội. Vì vậy, Bác Hồ có câu: " Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy."

Còn "học nữa" thì sao?

Học đã thúc giục chúng ta bắt đầu học rồi, mà "học nữa" lại thúc giục chúng ta học thêm nữa, học nhiều hơn nữa. Cững giống như hôm nay, chúng ta học xong vấn đề này thì không nên dừng lại mà ngày mai lại chuyển sang kiến thức khác mới hơn, hay hơn. Giống như khi ta học hết lớp Một, lên lớp Hai, lớp Ba, rồi lớp Mười Hai, Đại học và cao hơn nữa...Mỗi lần học như thế, con người sẽ ngày càng có nhiều kiến thức, được trang bị đầy đủ, toàn diện và đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. Muốn có được tinh thần học nữa, mỗi chúng ta cần phải có niềm ham học. Nếu có niềm đam mê việc học, thì học mới có hiệu quả và ngược lại, nếu không thích học thì học cũng chẳng có ích gì. Người ham học là người không bao giờ chịu chấp nhận kết quả học tập của mình ở hiện tại, mà luôn chăm chỉ phấn đấu, tau dồi thêm, cần được tao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn.

Còn "học mãi"?

Thế giới chúng ta đang ở là một thế giới kiến thức rộng lớn. những kiến thức trong mỗi chúng ta chỉ là mỗi giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Vì thế, việc tiếp thu, tìm hiểu hết mọi kiến thức trên đời là điều không thể, dù có dùng cả đời người. "Mãi" ở đây là mãi mãi, liên tục. "Học mãi" là học liên tục, học không ngừng nghỉ, luôn nâng cao vốn kiến thức của mình về mọi mặt, cho dù có khi già, hay trở thành bác sĩ, giám đốc,...

"Học, học nữa, học mãi" muốn khuyên chúng ta phải luôn cố gắng, dốc hết sức học hỏi không ngừng, bền bỉ trong suốt cuộc đời. Chúng ta phải học từ bé cho đến khi lớn lên mới có thể thành đạt, và đến lúc thành đạt thì lại càng phải học. Lời dạy trên của Lê-nin vừa sự dụng biện pháp điệp từ "học" và biện pháp tăng cấp "nữa, mãi" càng làm tăng thêm giá trị của việc học tập.

Vì sao chúng ta lại phải học nhiều như vậy?

Học để thưởng thức cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta ngày càng tiên tiến và hiện đại, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, đồng thời sự đòi hỏi về học tập của xã hội ngày càng tăng, nên quá trình học dưới ghế nhà trường chính là điều kiện tốt nhất để bạn hiểu thêm rất nhiều về cuộc sống.

Học để rèn luyện trí não. Tại sao chúng ta phải làm bài tập về nhà? Tại sao thầy cô giáo của chúng ta lại phải đưa ra những bài tập khó? Đó thật ra là một phương pháp đơn giản để rèn luyện trí não, tập nhớ, tập tìm cách giải quyết vấn đề. Nếu trong lúc học mà bạn tự duy bộ não theo cách này, việc học tập sẽ đõ chán hơn rất nhiều, và sẽ không khiến bạn bị ngủ gật khi học các môn như Văn, Sử,...

Học để được xã hội công nhận. Lại nói về bằng cấp, tại sao chúng ta lại nể những người có học vị cao? Tất nhiên người ta có thể có học vị cao không phải bằng con đường học hành, nhưng những người học vị cao xứng đáng được xã họi nể trọng bởi những cố gắng của họ. Đừng ai nói rằng không hề tự hào khi cầm trong tay một tấm bằng khen vì thành tích xuất sắc trong học tập.

Điều cuối cùng, học để biết rằng, chúng ta phải học rất nhiều. Khi mới học xong bậc Tiểu học, đó chỉ là sự khởi đầu của quá trình học tập, nên cần phải lên Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông rồi lên đại học,...Hãy trân trọng những kiến thức đó. Hãy cố gắng học thật nhiều để biết rằng ta vẫn là con ếch ngồi trong đáy giếng, trừ khi bạn chấp nhận ngồi trong đáy giếng không bao giờ chịu ra ngoài.

Vậy, học thế nào để có hiệu quả?

Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, không chỉ với thầy cô mà còn với bạn bè và xã hội. Bạn có thể học bất cứ nơi đâu, nơi nào bạn có thể thì bạn cứ học.Đặc biệt, phải tránh xa những lối học sai lầm của học sinh hiện nay như học tủ, học vẹt, học chỉ vì điểm số, học để đối phó với thầy cô, học vì bị ép buộc,...

Theo kinh nghiệm của tôi, học là phải để cho tinh thần được minh mẫn, như vậy thì mới học tốt được. Buổi chiều tối, sau khi ăn cơm, các bạn phải nghỉ ngơi rồi soạn bài mới trước ở nhà. Việc soạn bài mới trước ở nhà sẽ giúp cho các bạn nắm trước được một phần nào về kiến thức. Sau đó, khi lên trường học, nghe thầy, cô giáo giảng bài, bạn sẽ hiểu được bài rất nhanh chóng. Còn buổi sáng, đó là lúc đầu óc của ta rất sảng khoái và sẵn sàng tiếp nhận nhu7ng4kie6n1 thức đang chờ đợi chúng ta. Sau một đêm giấc ngủ ngon, bạn có thêm nhiều năng lượng và khả năng cao hơn để tập trung vào ngày hôm sau.Hơn nữa, hầu hết mọi người đều tỉnh táo và năng động vào ban ngày, nên bạn dễ dàng hơn để giao tiếp, kết nối với bạn bè hoặc giáo viên của bạn để nhờ họ giải đáp những thắc mắc. Khi thực hiện liên tiếp ba quá trình soạn bài, nghe giảng, học lại như trên, bạn đã có thể một bài học mà học được đến ba lần.Như vậy, những kiến thức ấy sẽ thấm sâu vào đầu bạn hơn, giúp bạn nhớ lâu hơn. Nói tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê-nin rất có ý nghĩa đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang ngồi trên bậc ghế nhà trường như chúng ta đây. Hãy "Học, học nữa, học mãi" như câu nói của nhà bác học nổi tiếng Đác-uyn nói với con trai: " Bác học không có nghĩa là ngừng học". Bản thân mỗi người chúng ta cần biết học hỏi sao cho đúng, cho phải, biết chọn lọc những cái tốt, cái hay mà học. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.


Các câu hỏi tương tự
Nhóm Nhạc Uni
Xem chi tiết
Quỳnh Thư
Xem chi tiết
Quỳnh Thư
Xem chi tiết
nguyễn thị thanh ngọc
Xem chi tiết
vy
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
trần phạm thúy vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Huyền
Xem chi tiết
Dân Nguyễn Chí
Xem chi tiết