1cho hàm số f(x)liên tục trên đoạn [0;10] va\(\int_0^{10}\) f(x)dx=7 và \(\int_2^6\) f(x)dx =3. Tính P=\(\int_0^2\) f(x)dx+\(\int_6^{10}\) f(x)dx
A. P=7 B.P=-4 C.P=4 D.P=10
2 cho f(x) là một nguyên hàm của hàm số y =\(\frac{-1}{cos^2x}\) và f(x)=1. Khi đó , ta có F(x) là
A -tanx B -tanx+1 C tanx+1 D tanx-1
3 Cho A=\(\) \(\int\)x^5.\(\sqrt{1+x^2}\) dx=at^7+bt^5+c^3+C, với t=\(\sqrt{1+x^2}\). Tính A=a-b-c?
4 Tích phân I=\(\int_{\frac{\pi}{4}}^{\frac{\pi}{2}}\) \(\frac{dx}{sin^2x}\) bằng
A 1 B 3 C 4 D 2
5 Cho I=\(\int_2^a\) \(\frac{2x-1}{1-x}\)dx, xác định a đề I=-4-ln3
6 diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường cong y=x^3 và y=x^5 bằng
7 Tính thể tích V của khối tròn xoay tạo thành khi ta cho miền phẳng D giới hạn bởi các đường y=sin, trục hoành,x=0, x=\(\frac{\pi}{2}\) quay quanh trục Ox
8 Mô đun của số phức z=\(\frac{z-17i}{5-i}\) có phần thực là
9 cho số phức z thỏa (1-3i)z=8+6i. Mô đun của z bằng
10 phần thực của phức z thỏa (1+i)^2.(2-i)z=8+i+(1+2i)z la
11 cho zố phức z=-1-2i. điểm biểu diễn của số phức z là
A diểm D B diểm B c điểm C D điểm A
1.
\(\int\limits^2_0f\left(x\right)dx+\int\limits^{10}_6f\left(x\right)dx=\int\limits^{10}_0d\left(x\right)dx-\int\limits^6_2f\left(x\right)dx=4\)
2.
\(f\left(x\right)=\int-\frac{1}{cos^2x}dx=-tanx+C\)
À tới đây thì phát hiện nàng này ghi nhầm đề, phải là \(f\left(1\right)\) hay \(f\left(2\right)\) \(f\left(\pi\right)\) gì gì đó bằng 1 chứ ko phải \(f\left(x\right)=1\)
3.
\(A=\int x^4\sqrt{1+x^2}.xdx\)
Đặt \(t=\sqrt{1+x^2}\Rightarrow x^2=t^2-1\)
\(\Rightarrow2xdx=2tdt\Rightarrow xdx=tdt\)
\(\Rightarrow A=\int\left(t^2-1\right)^2.t.tdt=\int\left(t^6-2t^4+t^2\right)dt\)
\(=\frac{1}{7}t^7-\frac{2}{5}t^5+\frac{1}{3}t^3+C\)
\(\Rightarrow a-b-c=\frac{1}{7}+\frac{2}{5}-\frac{1}{3}=\frac{22}{105}\)
4.
\(I=\int\limits^{\frac{\pi}{2}}_{\frac{\pi}{4}}\frac{dx}{sin^2x}=-cotx|^{\frac{\pi}{2}}_{\frac{\pi}{4}}=1\)
5.
\(I=\int\limits^a_2\frac{2x-1}{1-x}dx=\int\limits^a_2\left(-2-\frac{1}{x-1}\right)dx=\left(-2x-ln\left|x-1\right|\right)|^a_2=-2a-ln\left|a-1\right|+4\)
\(\Rightarrow-2a+4-ln\left|a-1\right|=-4-ln3\Rightarrow a=4\)
6.
Phương trình hoành độ giao điểm:
\(x^3=x^5\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=1\\x=-1\end{matrix}\right.\)
Diện tích hình phẳng:
\(S=\int\limits^0_{-1}\left(x^5-x^3\right)dx+\int\limits^1_0\left(x^3-x^5\right)dx=\frac{1}{6}\)
7.
Thể tích:
\(V=\pi\int\limits^{\frac{\pi}{2}}_0sin^2xdx=\frac{\pi}{2}\int\limits^{\frac{\pi}{2}}_0\left(1-cos2x\right)dx=\frac{\pi}{2}\left(x-\frac{1}{2}sin2x\right)|^{\frac{\pi}{2}}_0=\frac{\pi^2}{4}\)
8.
\(z=\frac{z-17i}{5-i}\Leftrightarrow\left(5-i\right)z=z-17i\)
\(\Leftrightarrow z\left(i-4\right)=17i\Rightarrow z=\frac{17i}{i-4}=1-4i\)
Rốt cuộc câu này hỏi modun hay phần thực vậy ta?
Phần thực bằng 1
Môđun \(\left|z\right|=\sqrt{17}\)
9.
\(\left(1-3i\right)z=8+6i\Rightarrow z=\frac{8+6i}{1-3i}=-1+3i\)
\(\Rightarrow\left|z\right|=\sqrt{\left(-1\right)^2+3^2}=\sqrt{10}\)
10.
\(\left(1+i\right)^2\left(2-i\right)z=8+i+\left(1+2i\right)z\)
\(\Leftrightarrow2i\left(2-i\right)z-\left(1+2i\right)z=8+i\)
\(\Leftrightarrow\left(4i+2-1-2i\right)z=8+i\)
\(\Leftrightarrow z=\frac{8+i}{2i+1}=2-3i\)
Phần thực \(a=2\)
11.
Điểm biểu diễn số phức là điểm có tọa độ \(\left(-1;-2\right)\)