Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật giải thk:
1: giải thk tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng ko thể sống đc trên môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi đc nuôi cấy chung vs 1 chủng sinh vật nguyên dưỡng khác thì cả 2 đều sinh trưởng và phát triển bth
2:tại sao sữa chưa lại đc coi là thực phẩm bổ dưỡng và an toàn
3:Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm 5-10 phút trong nước muối hoặc thuốc tím pha loãng
4:Trình bày cơ sở khoa học của việc bảo quản thực phẩm bằng cách ngâm muối,đường hoặc phơi khô.
cho 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen Aa BD/bd giảm phân hình thành giao tử biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo xác định số loại giao tử sinh ra tối đa và số loại giao tử sinh ra tối thiểucho 3 tinh bào bậc 1 có kiểu gen Aa BD/bd giảm phân hình thành giao tử biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo xác định số loại giao tử sinh ra tối đa và số loại giao tử sinh ra tối thiểu
Vi khuẩn E.coli có thờ gian thế hệ 20 phút. Cấy 150 tế bào vào bình sau 25 phút tất cả các tế bào bắt đầu phân chia. Sau thời gian bao lâu từ lúc bắt đầu nuôi cấy quần thể vi khuẩn E.coli đạt được 96.10² tế bào?
Mọi người giải gúp em với ạ, em cảm ơn ạ
bài 1 : nếu 1 loài vi khuẩn phải mất 6h mới làm cho 2 tế bào thành 32 tế bào. Hỏi thời gian thế hệ của chũng là bao nhiêu?
bài 2: 1 quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 102 sau 3h nuối cấy cho ra bao nhiêu thế hệ? biết rằng thời gian thế hệ là 60 phút
Help me!!! mọi người giúp em với ạ
Một tế bào trong một cơ thể đều thực hiện nguyên phân liên 1 số lần và đã tạo ra tất cả 16 tế bào con.
1. Xác đinh số lần nguyên phân.
2. Xác định số NST, số tâm động và số Crômatit có trong các tế bào ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ 4. Biết bộ NST của tế bào ban đầu là 20 NST đơn.
Giúp em giải cụ thể bài này với ạ😭
1. Một nhóm có 4 tế bào sinh dục đực sơ khai ở gà (2n = 78) nguyên phân liên tiếp một số đợt thấy môi trường nội bào cung cấp 9672 NST đơn . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường. Biết hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%, cuả trứng là 50%.
a. Tính số đợt nguyên phân của các tế bào đã cho?
b. Tính số gà con sinh ra? (biết tỉ lệ nở là 100%)
c. Xác định số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh ở trên ?
Một tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 210 NST đơn.
1. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
2. Khi các tế bào đang ở kỳ trung gian của lần nguyên phân thứ 2, xác định số NST, số Crômatit, số tâm động trong các tế bào.
3.Tính số NST và trạng thái của chúng cùng số tâm động trong các tế bào khi đang ở kỳ sau của lần nguyên phân thứ hai, kỳ giữa của lần nguyên phân thứ tư.
4. Khi chuyển sang kỳ đầu của lần nguyên phân thứ 3, thì trong các tế bào có bao nhiêu tâm động, bao nhiêu NST cùng trạng thái của chúng.
Có 4 tế bào sinh dưỡng của cùng một cơ thể phân bào liên tiếp một số lần bằng nhau và đã tạo được các tế bào con chứa tất cả 4992 NST đơn. Vào kỳ đầu của lần nguyên phân đầu tiên, trong mỗi tế bào người ta đếm được 156 Crômatit.
1. Tìm số lần phân bào của mỗi tế bào.
2. Khi các tế bào ở vào lần phân bào cuối cùng. Hãy xác định:
a/ Số NST và trạng thái của chúng ở vào kỳ trước và ở kỳ sau của các tế bào.
b/ Số tâm động ở kỳ cuối của các tế bào.
c/ Số Crômatit ở kỳ trung gian của các tế bào.
Câu 1: Một phân tử mỡ bao gồm:
A. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo. B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.
C. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo. D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.
Câu 2: Có hai dạng năng lượng được phân chia dựa trên trạng thái tồn tại của chúng là :
A. Động năng và thế năng B. Hoá năng và điện năng
C. Điện năng và thế năng D. Động năng và hoá năng
Câu 3: Một phân tử mỡ bao gồm:
A. 1 phân tử glxêrôl với 1 axít béo. B. 1 phân tử glxêrôl với 2 axít béo.
C. 1 phân tử glxêrôl với 3 axít béo. D. 3 phân tử glxêrôl với 3 axít béo.
Câu 4: Tính vững chắc của thành tế bào nấm có được nhờ vào chất nào dưới đây?
A. Lipit. B. Kitin. C. Xenlulôzơ. D. Protêin.
Câu 5: Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
B. Không tách tâm động và dãn xoắn.
C. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép.
D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 6: Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu từ
A. chất vô cơ và CO2. B. chất hữu cơ.
C. ánh sáng và chất hữu cơ. D. ánh sáng và CO2.
Câu 7: Trong cấu trúc của enzim, vùng trực tiếp gắn với cơ chất gọi là:
A. Trung tâm kích thích. B. Trung tâm ức chế.
C. Trung tâm hoạt động. D. Trung tâm thích ứng.
Câu 8: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang thực hiện phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở
A. kì đầu của nguyên phân. B. kì đầu I của giảm phân.
C. kì đầu II của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân.
Câu 9: Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 7.
Câu 10: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân?
A. Kì đầu lần phân bào II. B. Kì đầu lần phân bào I.
C. Kì giữa lần phân bào I. D. Kì trung gian.
Câu 11: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu oxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hâp thì oxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm nào sau đây của quá trinh hô hấp?
A. ATP. B. H20. C. C02. D. NADH.
Câu 12: Trong các giai đoạn hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo ra nhiều năng lượng nhất?
A. Hoạt hóa phân tử đường. B. Chu trình Crep.
C. Đường phân. D. Chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 13: Nguyên liệu trực tiếp của quá trình đường phân là
A. glucôzơ. B. saccarôzơ. C. fructôzơ. D. galactozơ.
Câu 14: Cho các nhận xét sau về enzim:
(1) Enzim là chất xúc tác sinh học có bản chất là lipit
(2) Vùng không gian của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.
(3) Hoạt tính enzim có thể bị mất bởi nhiệt độ cao, độ pH thấp.
(4) Với một nồng độ cơ chất nhất định, khi tăng nồng độ enzim thì tốc độ phản ứng giảm.
Trong các nhận xét trên có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2 .
Câu 15: Một nhóm học sinh làm thí nghiệm quan sát các bào quan trong tế bào. Các bạn phát hiện thấy có bọt khí thoát ra từ những bào quan này. Dùng tàn diêm để thử xem khí đó là khí nào thì thấy tàn diêm bùng cháy. Vậy bào quan các bạn quan sát là:
A. Ti thể. B. Lưới nội chất. C. Lục lạp. D. Không bào.
Câu 16: Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính xúc tác cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?
A. Từ 8 đến 10. B. Từ 6 đến 8. C. Từ 4 đến 6. D. Từ 2 đến 4.
Câu 17: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:
A. Thực bào, ẩm bào. B. Khuyếch tán, thực bào.
C. Thẩm thấu, ẩm bào. D. Khuyếch tán, thẩm thấu.
Câu 18: Trong dung dịch ưu trương, tế bào thực vật có hiện tượng:
A. co nguyên sinh. B. phản co nguyên sinh.
C. trương nước. D. vỡ và tan ra.
Câu 19: Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động.
B. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng
D. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.
Câu 20: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:
A. Thụ động. B. Thực bào. C. Tích cực. D. Khuyếch tán.
Câu 21: Ngoài cây xanh, sinh vật nào sau đây có khả năng quang hợp ?
A. Vi khuẩn chứa diệp lục và tảo. B. Động vật nguyên sinh.
C. Vi khuẩn lưu huỳnh và vi khuẩn nitrat. D. Nấm và tảo.
Câu 22: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
A. Sự khử CO2. B. Sự phân li nước. C. Phân giải đường. D. Quang hô hấp.
Câu 23: Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha G2. D. Pha G1 và pha G2.
Câu 24: Enzim có bản chất là:
A. Mônôsaccarit. B. Pôlisaccarit. C. Prôtêin. D. Photpholipit.
Câu 25: Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?
A. Tế bào Nấm B. Tế bào Thực vật C. Tế bào Vi khuẩn D. Tế bào Động vật