Buổi học cuối cùng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lưu Hương Giang

1, Em hãy viết một đoạn văn ngắn 8 đến 10 câu nêu cảm nghĩ về thầy giáo Ha-men

2, Em hiểu nhan đề " Buổi học cuối cùng " như thế nào ?

๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
8 tháng 2 2018 lúc 13:23

1. Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

2. Nhan đề: tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm.Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp, chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.

Lưu Phương Ly
8 tháng 2 2018 lúc 19:21

1.

Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của tác giả An-phông-xơ Đô-đê, tôi ấn tượng nhất là nhân vật thầy Ha-men. Thầy Ha-men là người hết lòng vì Tổ quốc, đã dành của bốn mười năm của mình để phụng sự cho đất nước. Không chỉ như vậy, nhân vật này còn là người có lòng yêu nước mãnh liệt. Vào buổi dạy học cuối cùng của mình, thầy mặc bộ trang phục đẹp và trang trọng: áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục có diềm lá sen gấp nếp mịn, đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu, đây là bộ lễ phục mà thầy chỉ mặc khi có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Mọi buổi học, thầy đi quanh lớp với chiếc thước sắt kẹp dưới nách, những hôm nay, thầy nhắc các bạn một cách dịu dàng từ tiếng nói đến hành động, kể cả khi cậu bé Phrăng đi học muộn và không thuộc bài. Có lẽ, hôm nay thầy muốn ai bị ảnh hưởng đến những lời thầy mắng. Rồi thầy giảng hết từ điều này qua điều khác: thầy nói tiếng Pháp là tiếng nói trong sáng, vững vàng nhất, thầy nói rằng một khi chúng ta vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chúng ta đã năm được vũ khí tốt để thoát khỏi vòng tù lao, đánh giặc bảo vệ đất nước. Cho tới khi chuông đồng hồ điểm 12h, thầy tái nhợt, thầy có lẽ rất đau lòng khi không được truyền đạt ngôn ngữ mẹ đẻ cho mọi người nữa. Bốn chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" đã chỉ rõ cho ta thấy được thầy Ha-men yêu nước sâu sắc như thế nào. Những cử chỉ dịu dàng, những lời nouis chân thành, những hành động quyết tâm đã giúp cho bài văn thêm chân thành và có nhiều ý nghĩa hơn. Tôi rất khâm phục thầy Ha-men và sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm một công dân có ích cho đất nước.

2.

Nhan đề văn bản "Buổi học cuối cùng" nghĩa là: đây là buổi học cuối cùng được học ngôn ngữ mẹ đẻ, chứ không phải là buổi học kết thúc năm học.

caikeo
8 tháng 2 2018 lúc 22:03

1.

Qua văn bản "Buổi học cuối cùng" của tác giả An-phông-xơ Đô-đê, tôi ấn tượng nhất là nhân vật thầy Ha-men. Thầy Ha-men là người hết lòng vì Tổ quốc, đã dành của bốn mười năm của mình để phụng sự cho đất nước. Không chỉ như vậy, nhân vật này còn là người có lòng yêu nước mãnh liệt. Vào buổi dạy học cuối cùng của mình, thầy mặc bộ trang phục đẹp và trang trọng: áo rơ-đanh-gốt, màu xanh lục có diềm lá sen gấp nếp mịn, đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu, đây là bộ lễ phục mà thầy chỉ mặc khi có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Mọi buổi học, thầy đi quanh lớp với chiếc thước sắt kẹp dưới nách, những hôm nay, thầy nhắc các bạn một cách dịu dàng từ tiếng nói đến hành động, kể cả khi cậu bé Phrăng đi học muộn và không thuộc bài. Có lẽ, hôm nay thầy muốn ai bị ảnh hưởng đến những lời thầy mắng. Rồi thầy giảng hết từ điều này qua điều khác: thầy nói tiếng Pháp là tiếng nói trong sáng, vững vàng nhất, thầy nói rằng một khi chúng ta vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chúng ta đã năm được vũ khí tốt để thoát khỏi vòng tù lao, đánh giặc bảo vệ đất nước. Cho tới khi chuông đồng hồ điểm 12h, thầy tái nhợt, thầy có lẽ rất đau lòng khi không được truyền đạt ngôn ngữ mẹ đẻ cho mọi người nữa. Bốn chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" đã chỉ rõ cho ta thấy được thầy Ha-men yêu nước sâu sắc như thế nào. Những cử chỉ dịu dàng, những lời nouis chân thành, những hành động quyết tâm đã giúp cho bài văn thêm chân thành và có nhiều ý nghĩa hơn. Tôi rất khâm phục thầy Ha-men và sẽ cố gắng học tập thật tốt để làm một công dân có ích cho đất nước.

2.

Nhan đề văn bản "Buổi học cuối cùng" nghĩa là: đây là buổi học cuối cùng được học ngôn ngữ mẹ đẻ, chứ không phải là buổi học kết thúc năm học.

my yến
1 tháng 3 2018 lúc 12:39

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

my yến
1 tháng 3 2018 lúc 12:44
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc. Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường. Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục. Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy. Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước. Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm". Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.