Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ An Giang , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 144
Số lượng câu trả lời 1326
Điểm GP 426
Điểm SP 1516

Người theo dõi (33)

Chii
LNQuyanh
Hoàng Hải Yến
Phạm Anh Thư

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

(a) \(\Delta=m^2-4\left(2m-7\right)=\left(m-4\right)^2+12>0\).

Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt với mọi \(m.\)

Theo định lí Vi-ét: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=-m\left(1\right)\\x_1x_2=\dfrac{c}{a}=2m-7\left(2\right)\end{matrix}\right.\).

\(x_2\) là nghiệm của phương trình nên:

\(x_2^2+mx_2+2m-7=0\Leftrightarrow x_2^2=7-2m-mx_2\).

Thay vào đề: \(9x_1=7-2m-mx_2\Leftrightarrow9x_1+mx_2=7-2m\left(3\right)\).

Từ \(\left(1\right),\left(3\right)\Rightarrow x_2=\dfrac{7m+7}{m-9}\underrightarrow{\left(1\right)}x_1=\dfrac{-m^2+2m-7}{m-9}\)

Thay vào \(\left(2\right)\Rightarrow7\left(m+1\right)\left(-m^2+2m-7\right)=\left(2m-7\right)\left(m-9\right)^2\)

\(\Leftrightarrow-9m^3+50m^2-323m+518=0\).

Giải phương trình, tìm được: \(m=2\).

 

(b) Phương trình có nghiệm hữu tỉ khi: \(\Delta=\left(m-4\right)^2+12=u^2\left(u\in Z\right)\)

Do \(m\) là số nguyên lẻ, suy ra \(u\) sẽ là số nguyên lẻ và \(\left(m-4+u\right)\left(m-4-u\right)=-12\)

Dễ thấy được vế trái là tích của các số nguyên chẵn. Trường hợp xảy ra duy nhất là tích của hai bộ số \(\left(-2\right),6\) và \(2,\left(-6\right)\).

Xét cặp \(\left(-2\right),6\)\(\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}m-4+u=-2\\m-4-u=6\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}m-4+u=6\\m-4-u=-2\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\).

Trường hợp đầu thu được \(m=2,u=4\) (loại), trường hợp 2 thu được: \(m=6,u=4\) (loại). Tương tự với cặp \(2,\left(-6\right)\) cũng không tìm được cặp số \(\left(m;u\right)\) thỏa mãn điều kiện là số nguyên lẻ.

Vậy: Phương trình không có nghiệm hữu tỉ khi \(m\) là số nguyên lẻ (đpcm).

Câu trả lời:

1. Gọi \(x,y\) lần lượt là số giờ mỗi vòi cần chảy nếu chảy một mình \(\left(x,y>0\right).\) \(V\) là thể tích của bể nước.

Công suất chảy (nước chảy được trong 1 giờ) của vòi 1 là \(\dfrac{V}{x}\), vòi 2 là \(\dfrac{V}{y}\).

Nếu cả 2 cùng chảy: \(\dfrac{V}{x}+\dfrac{V}{y}=\dfrac{V}{12}\Leftrightarrow\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{12}\left(1\right)\).

Sau khi chảy được 8 giờ, lượng nước trong bồn là: \(8\left(\dfrac{V}{x}+\dfrac{V}{y}\right)\), suy ra lượng nước còn lại là: \(V-8\left(\dfrac{V}{x}+\dfrac{V}{y}\right)\).

Công suất vòi 2 tăng gấp đôi và thời gian chảy phần còn lại là 3 giờ rưỡi nên:

\(V-8\left(\dfrac{V}{x}+\dfrac{V}{y}\right)=3,5\cdot\dfrac{2V}{y}\Leftrightarrow1-8\left(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}\right)=\dfrac{7}{y}\left(2\right)\).

Từ \(\left(1\right),\left(2\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=28\\y=21\end{matrix}\right.\) (thỏa mãn).

 

2. Phương trình có nghiệm khi: \(\Delta'=\left[-\left(m+2\right)\right]^2-\left(2m+1\right)\ge0\)

\(\Leftrightarrow\left(m+1\right)^2+2\ge0\) (luôn đúng).

Do đó, phương trình có nghiệm với mọi \(m\).

Theo định lí Vi-ét: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}=2\left(m+2\right)\\x_1x_2=\dfrac{c}{a}=2m+1\end{matrix}\right.\)

Theo đề: \(A=x_1x_2-\dfrac{x_1^2+x_2^2}{4}=x_1x_2-\dfrac{\left(x_1+x_2\right)^2-2x_1x_2}{4}\)

\(\Rightarrow A=2m+1-\dfrac{4\left(m+2\right)^2-2\left(2m+1\right)}{4}\)

\(=-m^2-m-\dfrac{5}{2}=-\left(m+\dfrac{1}{2}\right)^2-\dfrac{9}{4}\le-\dfrac{9}{4}\)

Vậy: \(A_{max}=-\dfrac{9}{4}\Leftrightarrow m=-\dfrac{1}{2}.\)