Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thu Uyên
15 tháng 2 2017 lúc 20:28

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :
Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).



Minh Tuyết
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
15 tháng 2 2017 lúc 17:04

Vào khoảng đầu năm 1858-1859
Pháp lấy cơ bảo về đạo Gia Tô(Thiên chúa giáo) để xâm lược Việt Nam. Pháp phối hợp cùng với hải quân Tây Ban Nha(vì triều đình Nguyễn có bắt môt số giáo sĩ của họ, nhưng về sau Tây Ban Nha rút khỏi Đông Dương) dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
-1/91858, Pháp nổ súng tại cửa cảng Đà Năng miền Trung Viêt Nam để mở đâu xâm lược thuộc địa đông dương.
Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cầm cự, Quân ta anh dũng chống trả. Sau 5 tháng Đế quốc thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Đập tan âm mưu tấn công triều đình Huế đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Thế là Pháp thấy kế hoạch này không ôn liền chuyển sang kế hoạch "Tầm ăn lá dâu"
-Đến ngày 17 tháng 2 năm 1859 thì quân Pháp ồ ạt tấn công Gia Định trong khi quân triêudinhnh2 đông hơn, nhiều vũ khí hơn mà lại chống trả yêu ớt rồi tan rã, mất thành, còn nhân dân kiên quyết chống giặc, bằng vũ khí thô sơ, gậy gộc, mã tấu, rựa...
-Đêm 23 rạng 24 tháng 2 năm 1861 Pháp tấn công đồn Chí Hòa, trong khí phe ta có 22000 quân chính qui,10000 quân dân đồn điền và 15000 quân viện trợ từ triều đình . Còn pháp chỉ có 5200 quân và 40 thuyền chiến các loại.
-Sau đó Pháp chiếm tiếp các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long trước sự nhân nhượng của triều đình và sự phản kháng kịch liệt của người dân.
-5/6/1862 triều đình kí hiệp ước với Pháp(Hiệp ước Nhâm tuất) với một số điều kiện, như buôn bán thông thương, truyền đạo. Rồi nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Ký.
Tiếp tục Pháp chiếm tiếp các tình Tây nam kì. Trong khi nhân dân anh dũng hi sinh chống pháp, thì triều đình lại năn nỉ, van xin cầu hòa với Pháp.
Nói thêm bên ngoài một chút vì triều đình sợ về viêc mất quyền lợi cá nhân.
Vì vậy pháp chiếm 3 tình Tây nam kì không tôn đạn.
Suy ra Pháp sẽ không thể biến Việt nam thành thuộc địa nếu triều đình chịu hợp tác với nhân dân.
Mà đằng này triều đình lại đi năn nỉ, cầu hoa với Pháp. Và không chỉ vậy, sợ sự uy hiếp của Pháp ảnh hưởng đến quyền lợi gia tộc của vua nên chấp nhận theo lời Pháp đàn áp nhân dân--> Bán rẻ lợi ích quốc gia. Pháp sợ nhân dân Việt Nam, triều đình sợ Pháp hơn sợ nhân dân, nhân dân không sợ ai cả.
Qua những gì tôi vừa nói trên đã cho thấy sự thờ ơ, coi rẻ lợi ích quốc gia, đề cao cá nhân của mình, coi thương dân chúng của triều đình phong kiến thối nát nhà Nguyễn và sự đấu tranh, giành độc lâp, sự hi sinh anh dũng, đoàn kết của dân tộc ta.

Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 19:07

1.Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:
- Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân các được đẩy mạnh hơn.
- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh. . Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động.

Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 19:08

2.Những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867 :
- Thực dân Pháp tiến hành thiết lập bộ máy thống trị, vơ vét của cải. lúa gạo ở Nam Kì...
- Triều đình Huế không tìm kế chống Pháp mà vẫn thương lượng, bóc lột nhân dân lấy tiền đền bù chiến phí cho Pháp, kinh tế, tài chính sa sút kiệt quệ.

Bình Trần Thị
19 tháng 2 2017 lúc 19:09

4.Việc mất nước trước phải trách chính quyền. Chính quyền là triều Nguyễn. Nhiều bạn cho rằng triều Nguyễn có phản công, tức là không có tội, điều này không chính xác.
Việc mất nam kỳ lục tỉnh trước là do nhà Nguyễn quá nhu nhược, không thể theo nguyện vọng của nhân dân mà đã vội sợ hãi, ký kết hiệp định có lợi cho Pháp, sau đó lại yếu kém trong nhận định để đánh mất thời cơ đánh đuổi Pháp khỏi Nam Kỳ. Và hậu quả là Pháp thừa dịp phản công, đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.
Tiếp đó, họ không hiệu triệu quân đội, nhân dân toàn lực chống Pháp mà thậm chí còn chống lại, càn quét nghĩa quân kháng chiến. Lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Hàm Nghi, Duy Tân tuy có chí nhưng lực bất tòng tâm, cả nước đã rơi vào vòng kìm tỏa của giặc.
Trước đó, khi đất nước lâm nguy, họ có lo lắng nhưng chẳng có hành động quyết liệt, cụ thể mà chỉ chăm lo hưởng thụ. Minh Mạng tuyển thêm vợ rồi làm thơ. Tự Đức săn bắn, nghe

Trinh Ngoc
Xem chi tiết
Hà Thị Mai Hương
20 tháng 2 2017 lúc 23:11

+)Do lực lượng còn yếu

+)Vũ khí còn thô sơ, lạc hậu

+)Giặc đánh bất ngờ khiến quân ở triều đình chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để chiến đấu

+)Bố phòng sơ hở

+)Thái độ của triều đình hòa hoãn, muốn giảng hòa với Pháp

+)Tổ chức đánh giặc nặng phòng thủ, kém linh hoạt

Trinh Ngoc
Xem chi tiết
Ly Trương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 19:18

Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngọai lỗi thời

+ Đối với Pháp, tiếp tục thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.

+ Đối với nhân dân, ra sức vơ vét tiền của để phục vụ cho cuộc sống xa hoa, bồi

thường chiến phí cho Pháp và đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 19:18

Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới, đặt chế độ thuế

khóa, bắt đầu cho xây dựng thành phố Sài Gòn, vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường

đào tạo tay sai, xuất bản báo chí để tuyên truyền...

thực dân Pháp tiến hành việc xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột về kinh tế.

Duy Đỗ Ngọc Tuấn
3 tháng 2 2018 lúc 11:38

chúng làm vậy để bóc lột nhân công, tài nguyên, riêng triều đình Huế chỉ biết thương lượng và thực hiện các chính sách đối ngoại lỗi thời

Anhxtanh Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 4 2020 lúc 15:59

1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
* Hoàn cảnh:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
\(\Rightarrow \)Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
* Nội dung:
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.
\(\Rightarrow \)Nhận xét:
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
\(\Rightarrow \)Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
\(\Rightarrow \)Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

Thảo nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
15 tháng 3 2017 lúc 23:17

Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).

Minh Khá
Xem chi tiết