Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Golden Darkness
18 tháng 1 2017 lúc 19:08

- Biện pháp đảm bảo an toàn thức ăn là:Cần giữ vệ sinh nơi nấu nướng, nhà bếp, thường xuyên lau chùi, cọ rửa sạch sẽ,...

chước chước lưu ly hạ
27 tháng 2 2017 lúc 13:51
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

(10 lời khuyên để phòng ngộ độc thực phẩm)

Chọn thực phẩm tươi sạch Với rau quả: chọn các loại rau, quả tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ. Với thịt phải qua kiểm dịch thú y và đạt tiêu chuẩn thịt tươi. Cá và thủy sản phải còn tươi, giữ nguyên màu sắc bình thường, không có dấu hiệu ươn, ôi. Các thực phẩm đã chế biến phải được đóng hộp hoặc đóng gói đảm bảo, phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ nội dung như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến; có số đăng ký sản xuất và còn thời hạn sử dụng. Với đồ hộp không chọn hộp bị méo, phồng hay gỉ. Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc. Không sử dụng các loại thực phẩm lạ (cá lạ, rau, quả hoặc nấm lạ) chưa biết rõ nguồn gốc. Không sử dụng các phẩm màu, đường hóa học không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm Khu vực chế biến thực phẩm không có nước đọng, xa các khu khói, bụi bẩn, nhà vệ sinh hoặc khu chăn nuôi gia súc, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các bề mặt sử dụng để chuẩn bị thực phẩm phải dễ cọ rửa, luôn giữ gìn sạch sẽ, khô ráo. Bếp phải đủ ánh sáng và thông gió. Phải đủ nước sạch sử dụng để chế biến thực phẩm và vệ sinh khu vực chế biến thường xuyên. Ngăn ngừa sự đi lại của gián, chuột và các động vật khác trong khu vực chế biến thực phẩm. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ Không để dụng cụ bẩn qua đêm. Bát đĩa dùng xong phải rửa ngay. Không dùng khăn ẩm mốc, nhờn mỡ để lau khô bát đĩa. Nếu dụng cụ vừa rửa xong cần dùng ngay thì nên tráng lại bằng nước sôi. Dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín và sống phải để riêng biệt. Không sử dụng những dụng cụ bị sứt mẻ, hoen gỉ vì khó rửa. Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đi hằng ngày. Chỉ sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa dụng cụ ăn uống được ngành Y tế cho phép để không tồn dư gây độc sang thực phẩm. Không dùng dụng cụ bằng đồng, nhôm, thủy tinh gia công, nhựa tái sinh có màu để nấu nướng, chứa đựng thực phẩm lỏng có tính acid hoặc các loại cồn rượu vì chúng có thể làm tan các kim loại nặng như chì, đồng … hoặc phụ gia vào thực phẩm. Tuyệt đối không được dùng bao bì từng chứa đựng các hóa chất độc, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thuốc tẩy, chất sát trùng để đựng thực phẩm. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ Rau, quả phải ngâm ngập trong nước sạch rồi rửa kỹ dưới vòi nước chảy hoặc rửa trong chậu, thay nước 3-4 lần. Các loại thực phẩm đông lạnh phải làm tan đá hoàn toàn và rửa sạch trước khi nấu nướng. Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhưng phải nấu kỹ để đạt nhiệt độ sôi đồng đều. Chú ý phần thịt gần xương nếu thấy còn có màu hồng hoặc màu đỏ thì bắt buộc phải đun lại cho chín hoàn toàn. Không nên ăn các thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, gỏi … Ăn ngay sau khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong Thức ăn chín để nguội ở nhiệt độ bình thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Để đảm bảo an toàn nên ăn ngay khi thức ăn còn nóng vừa nấu chín xong. Đối với các thực phẩm không cần nấu chín như chuối, cam, dưa và các loại quả khác thì cần ăn ngay sau khi vừa bóc hay vừa cắt ra. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn Nếu thức ăn phải chuẩn bị trước hoặc phải đợi sau 3 giờ thì cần giữ nóng ở nhiệt độ 60 độ C hoặc duy trì ở điều kiện lạnh ≤ 10 độ C. Với trẻ nhỏ, phải cho ăn ngay sau khi thức ăn vừa nguội và không áp dụng cách bảo quản này. Không đưa quá nhiều thức ăn còn ấm hoặc thức ăn còn đang nóng vào tủ lạnh. Không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín. Không dùng dao, thớt vừa cắt, thái thịt sống chưa được rửa sạch để thái thức ăn chín. Thức ăn phải đậy kỹ tránh ruồi, côn trùng xâm nhập. Không dùng tay để bốc thức ăn chín hay đá để pha nước uống. Không để các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất gây độc khác ở trong khu chế biến thực phẩm. Bảo quản tốt các thực phẩm đóng gói theo đúng yêu cầu ghi của nhãn. Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản. Giữ vệ sinh cá nhân tốt Người chăm sóc trẻ cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống. Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn. Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm. Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ. Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước. Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm. Sử dụng nước sạch trong ăn uống Dùng các nguồn nước thông dụng như nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý để rửa thực phẩm, chế biến đồ ăn uống và rửa dụng cụ. Nước phải trong, không có mùi, không có vị lạ. Dụng cụ chứa nước phải sạch, không được để rêu, bụi bẩn bám xung quanh hoặc ở đáy, có nắp đậy. Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh Không sử dụng sách, báo cũ để gói thức ăn chín. Đồ bao gói phải đảm bảo sạch, giữ được tính hấp dẫn về mùi vị, màu sắc và không thấm chất độc vào thực phẩm. Nhãn thực phẩm phải trung thực, có đầy đủ thông tin cần thiết như tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính, cách bảo quản, sử dụng, nơi sản xuất, chế biến, có số đăng ký sản xuất, thời hạn sử dụng. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế. Rác thải phải đựng vào thùng kín có nắp đậy, đổ đúng giờ và đúng nơi quy định.
Cô bé very cute
Xem chi tiết
Hoa Thạch Thảo
19 tháng 1 2017 lúc 12:02

Câu 1 : Trước hết nói về thực phẩm: Con người để sống cần ăn để cung cấp cơ chất cấu tạo cơ thể và sản sinh năng lượng. Ăn thực phẩm bao gồm các loại nguồn protit, lipit, gluxit, vi ta min, muối khoáng và nước, ngoài ra có thể cần thể cần thêm 1 số yếu tố vi lượng khác.
Vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm như tiêu chí bảo đảm tính vệ sinh của thực phẩm từ khâu giống, trồng trọt chăn nuôi đúng quy trình, thu hái bảo quản đúng phương pháp để có thực phẩm sạch.
Vệ sinh an toàn thực phẩm còn là quá trình chế biến, đóng gói bằng chất liệu, bao bì an toàn, có hạn sử dụng, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Những chất không an toàn là rất nhiều, không thể kể hết tuy nhiên trước hết phải tính đến vi khuẩn, hóa chất độc hại, dự lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng vật nuôi, hóa chất bảo quản để tươi lâu và nguồn phân bón thức ăn của vật nuôi cây trồng.

nguyễn lê yến linh
19 tháng 1 2017 lúc 16:14

câu 1-Vệ sinh an toàn thực phẩm còn là quá trình chế biến, đóng gói bằng chất liệu, bao bì an toàn, có hạn sử dụng, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

nguyễn lê yến linh
19 tháng 1 2017 lúc 16:38

câu 4 : vì thực phẩm sống có nhiều vi khuẩn chưa đc loại bỏ qua quá trình chế biến, thực phẩm chín có thể bị nhiễm khuẩn ở thực phẩm sống

Nguyễn minh thư
Xem chi tiết
Trần Lê Hữu Vinh
19 tháng 1 2017 lúc 23:20

5 buoc

nguyễn thị phúc
5 tháng 2 2017 lúc 20:35

3 bước

CÔNG CHÚA THẤT LẠC
16 tháng 2 2017 lúc 22:03

Trời ơi , 3 hay 5 bước chỉ là 1 phần thôi , còn nội dung là 1 phần nữa cơ !

Hà Lê Ngọc Uyên
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
19 tháng 1 2017 lúc 19:53

1 )Một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng là :

-Phân loại thực phẩm chín và sống tách riêng ra tránh nhiễm trùng chéo!
-Dụng cụ chế biến thực phẩm chín và sống tách riêng, k dùng chung.
-Bảo quản từng loại thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và bọc plastic trước khi bỏ vào tủ đông or tủ mát!
-Thực phầm nấu xong tốt nhất nên dùng ngay hoặc để tối đa 6h đồng hồ.

2/ Khi phát hiện con ruồi trong bát canhhoặc con mọt trong túi bột phải bỏ đi không sử dụng.

Hoàng Xuân Mai
21 tháng 1 2017 lúc 15:51

1. Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng ?

Phân loại thực phẩm chín và sống tách riêng ra tránh nhiễm trùng chéo!
Dụng cụ chế biến thực phẩm chín và sống tách riêng, không dùng chung.
Bảo quản từng loại thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và bọc plastic trước khi bỏ vào tủ đông hoặc tủ mát!
Thực phẩm nấu xong tốt nhất nên dùng ngay hoặc để tối đa 6h đồng hồ.

2. Em phải làm gì khi phát hiện :

a) Một con ruồi trong bát canh ?

b) Một số con mọt trong túi bột ?

Nếu phát hiện 1 số con ruồi trong canh và 1 số con mọt trong túi bột thì phải bỏ đi không được sử dụng vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Hà Lê Ngọc Uyên
19 tháng 1 2017 lúc 19:50

Giúp mk vs mk đang cần gấp !

Trần Thanh Thảo
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
20 tháng 1 2017 lúc 13:31

- Cách chọn thịt lợn tươi sống:

Thịt lợn thường là nguyên liệu để chế biến món ăn chính trong bữa ăn gia đình Việt. Đối với các loại thịt lợn chủ yếu là nạc mà hầu như không có thịt mỡ, thịt có mầu đỏ sẫm như thịt bò là những loại thịt mà người chăn nuôi đã dùng chất tăng trọng chứa nhiều hóa chất corticoid. Chất corticoid là chất gây rối loạn trao đổi chất và ung thư bàng quang.

- Cách chọn cá tươi sống:

Thịt cá được nuôi tự nhiên có vị ngon ngọt, thịt cá săn chắc. Còn đối với các loại các được nuôi bằng thức ăn công nghiệp có chứa chất kháng sinh thì thịt cá kém săn chắc, để lâu dễ bị ươn và ôi thiu. Khi chế biến cá sẽ bị teo tóp, thịt có vị “nhạt” và thường có vị tanh hơn bình thường.

- Cách chọn rau:

Những loại ra phổ biến như : rau muống, bắp cải, xà lách, mồng tơi … Bạn không nên mua những loại ra mà nhìn quá “ngon” như lá rau non hơn bình thường, lá mầu xanh đen, giòn và hầu như không có vết sâu bệnh hại, bởi đây là những loại rau đã được sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật gây hại tới sức khỏe con người.

Cái này mình không chắc nha bạn

chúc bạn học tốt

phạm thu nhiên
20 tháng 1 2017 lúc 19:37

1. Chọn thịt và sản phẩm từ động vật
Đối với các loại thịt: Trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc cung cấp thịt hay người kinh doanh buôn bán, thịt và các sản phẩm từ động vật. Dấu hiệu nhận biết là dấu chứng nhận của cơ quan thú y trên sản phẩm và nhãn mác sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến vệ sinh của quầy bán thịt vì đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt và sự an toàn khi sử dụng.
Đối với thịt, nếu thịt tươi thì bề mặt khô mịn, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, ấn ngón tay vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Nếu thấy mặt thịt thô ráp, ngửi không có mùi thơm của thịt, đề nghị người bán rạch một lằn dao vào thớ thịt, xem bên trong có màu tươi hồng của thịt (thịt lợn) hoặc màu đỏ tươi (thịt bò) thì thịt đó vẫn còn tươi.

Lưu ý:
• Nếu thịt có màu sẫm, hoặc có vết bầm ở cơ hoặc các nốt hoặc đám xuất huyết trên da thì không nên mua vì đó là các dấu hiệu nghi thịt gia súc, gia cầm đã chết hoặc mắc bệnh hoặc do nhuộm màu.
• Không nên mua thịt có màu nhợt nhạt hoặc có các bọc trắng trong thớ thịt, đối với thịt lợn không nên mua thịt khi mỡ có màu vàng và mùi khét.
• Đối với thịt đông lạnh cần xem kỹ nhãn mác xuất xứ và hạn sử dụng ghi trên bao bì và thiết bị bảo quản.
Đối với trứng: Khi mua nên chọn những quả vỏ sạch, màu tươi sáng, vỏ dày không nứt vỡ, cầm trứng đưa lên gần tai lắc nhẹ nếu không nghe thấy tiếng kêu là trứng tươi, hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào hai đầu của quả trứng giơ về phía ánh sáng, nhìn phía đầu to của quả trứng nếu thấy kích thước bóng khí càng nhỏ thì trứng càng tươi.

Trước khi chế biến, để biết trứng còn dùng được không thì có thể ngâm trứng vào nước, nếu thấy trứng chìm là trứng vẫn còn tươi, trứng lơ lửng trong nước là trứng không còn tươi nữa. Nếu trứng nổi hẳn lên mặt nước thì không nên sử dụng để chế biến thức ăn. Hoặc khi đập trứng, thấy lòng trắng trứng thu gọn quanh lòng đỏ (trong đặc, ngoài rìa hơi lỏng, lòng đỏ nguyên vẹn và nổi tròn hẳn) hoặc sau luộc trứng, bổ đôi quả trứng nếu thấy lòng đỏ nằm chính giữa, không sát vào bên nào là trứng mới.

2. Cách chọn rau, củ quả
Chọn rau, củ quả tươi:
• Nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt.
• Đối với các loại rau dạng củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, da căng, không bị dập nát, màu sắc củ phải đồng nhất, không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm vì ảnh hưởng đến tiêu hóa.
• Khi chọn các loại đỗ quả, mướp đắng nên chọn quả có cuống to màu xanh tươi, thân mềm, hạt không lớn, không nhỏ.
Chọn các loại rau đã sơ chế:
• Đối với mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày, màu vàng sáng khi nấu sẽ giòn và ngon, đối với các loại nấm khô nên chọn những nấm có màu vàng sáng, chân nấm nhỏ và ngắn.
• Đối với măng khô nên chọn mua măng non, có màu hanh vàng là măng phơi được nắng vì măng càng để lâu màu càng sẫm. Miếng măng ngắn, búp to sẽ ngon hơn.

chúc bạn học tốt nha

anh nguyet
15 tháng 4 2019 lúc 19:18

+ Đối với thủy, hải sản và gia cầm: chọn mua những con còn sống hoặc trong còn tươi.

+ Đối với thịt lợn thịt bò: chọn mua thịt mới mổ, phần nạc có màu hồng tươi, cầm tay vào thấy thịt chắc, ráo và phần thịt nạc hơi dính.

+ Đối với trứng gia cầm: chọn những quả có vỏ màu tươi sáng. Trứng gà, trứng chim có lớp phấn bên ngoài.

Cô bé very cute
Xem chi tiết
Đinh Hải Ngọc
20 tháng 1 2017 lúc 19:44

Vệ sinh thực phẩm (VSTP) một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm VSTP còn bao gồm cả nội dung như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển chế biến và bảo quản thực phẩm.

Thu Thủy
22 tháng 1 2017 lúc 19:23
Kết quả hình ảnh cho thế nào là vệ sinh thực phẩm Vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi an toàn thực phẩm trong một nghĩa hẹp một khoa học sử dụng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm trong các phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh dothực phẩm gây ra.
Thu Thủy
22 tháng 1 2017 lúc 19:33

Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam,Trung Quốc....

Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ.

Bông Bon
Xem chi tiết
Tăng Quang Huy
21 tháng 1 2017 lúc 22:27

Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn :

- Chân tay bẩn tiếp xúc với thức ăn .

- Dụng cụ chế biến thức ăn bẩn

- Môi trường , không khí xung quanh bẩn

- Các chất hóa học ngấm vào thức ăn để lâu dễ sinh ra vi khuẩn . . .

Còn nhiều nguyên nhân lắm bạn à .haha

Golden Darkness
20 tháng 1 2017 lúc 21:59

- Khi chúng ta chơi xong không rửa tay mà ăn luôn thì đây là một trong số con đường mà vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn.

Adorable Angel
24 tháng 1 2017 lúc 16:39

- Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng các con đường :

+ Không rửa thực phẩm kĩ

+ Dụng cụ chế biến thức ăn bẩn

+ Không nấu chín thức ăn

+ Không đay thực phẩm kĩ càng

....

Nguyễn Hà Linh
Xem chi tiết
Trần Hà Quỳnh Như
23 tháng 1 2017 lúc 19:14

Sinh tố tan trong nước như: sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP. Sinh tố tan trong chất béo như sinh tố: A,D,E,K. Sinh tố C là ít bền vững nhất.

Cách bảo quản : Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. Khi nấu tránh khuấy nhiều..Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. Không nên dùng gạo xát trắng quá và vo kĩ gạo khi nấu cơm. Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1.

Nguyễn Quang Định
24 tháng 1 2017 lúc 17:01

Sinh tố tan trong nước như: sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.

Sinh tố tan trong chất béo như sinh tố: A,D,E,K.

Sinh tố C là ít bền vững nhất.

Cần chú ý: .Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. Khi nấu tránh khuấy nhiều..Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. Không nên dùng gạo xát trắng quá và vo kĩ gạo khi nấu cơm. Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1.

Nguyễn Đàm Linh
4 tháng 2 2018 lúc 20:55

Sinh tố tan trong nước như: Sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP. Sinh tố tan trong chất béo như: Sinh tố A, Sinh tố D, Sinh tố E, Sinh tố K. Sinh tố C là ít bền vững nhất.

Cách bảo quản: Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. Khi nấu tránh khuấy nhiều, ... Không nên hấp lại thức ăn nhiều lần. Không nên dùng gạo xát trắng quá và vo kĩ gạo khi nấu cơm. Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1.

phạm thu nhiên
Xem chi tiết
Trịnh Thị Như Quỳnh
25 tháng 1 2017 lúc 19:34

Để ngăn chặn các yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa,giữ vệ sinh thực phẩm để tránh khỏi bị nhiễm độc , nhiễm trùng và gây ngộ độc thức ăn.

Adorable Angel
24 tháng 1 2017 lúc 16:31
Để tránh vi khuẩn và vi trùng hoặc các tác nhân khác từ môi trường gây nhiễm độc thực phẩm.
Nguyễn Quang Định
24 tháng 1 2017 lúc 16:53

-Để tránh vi khuẩn và vi trùng hoặc các tác nhân khác từ môi trường gây nhiễm độc thực phẩm.

-Nếu để thực phẩm bị ôi thiu,mất vệ sinh thì chúng ta sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm,ảnh hưởng đến sức khỏe con người chúng ta

Nguyễn Quang Ngọc Trác
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 2 2017 lúc 14:40

- Các loại thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua loại tươi hoặc được bảo quản ướp lạnh

- Các thực phẩm đóng hộp, có bao bì...phải chú ý đến hạn sử dụng có ghi trên bao bì

- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống (rau, quả) với thực phẩm cần nấu chín (thịt, cá)).

=> Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi mua sắm, cần phải biết chọn thực phẩm tươi ngon, không quá hạn sử dụng, không bị ôi, ươn, ẩm mốc,...

6A bá đạo nhất trường
3 tháng 2 2017 lúc 14:22

trong sach

Trần Nguyễn Bảo Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 14:51

Cách lựa chọn thực phẩm tươi sống

1/ Thịt heo:
– Nên lựa thịt những con vừa, màu thịt hơi hồng, thớ thịt săn, da mỏng.
– Thịt cần phải tươi, trông hơi ướt, bóng không mềm nhão, không có mùi gì khác mùi thịt.
– Thịt heo già hoặc heo nái màu đỏ thẫm, mỡ ít, thịt mềm nhão, da bụng dầy.
– Thịt heo bệnh có mỡ màu vàng, thớ thịt nhão, trong thớ thịt có những đốm trắng như hạt gạo, hoặc trong gan và bầu dục có lấm chấm nhỏ. Đó là những loại thịt rất độc, tuyệt đối không nên dùng.
– Thịt màu tái xanh hoặc nâu sậm hay có dòi tửa cũng không nên mua.
2/ Thịt bò:
– Nên chọn màu thịt đỏ tươi, thớ thịt khô mịn, gân trắng, nhỏ dẹp, như sợi mỳ len vào giữa thớ thịt. Mỡ có màu vàng tươi.
– Thịt bò cái ngon hơn bò đực vì thớ thịt mịn hơn nhưng phải loại bò vừa ăn.
– Thịt bò tơ ăn mềm, thịt và mỡ trắng, thớ thịt mịn.

3/ Gà :
– Khi mua nên chọn con khỏe mạnh, lông màu sáng sủa, mồng đỏ tươi, chân thẳng nhẵn và không đóng vảy, ức dầy và không ướt phần hậu môn. Nên chọn con vừa ăn, không quá già cũng không quá non. Gà ngon nhất là gà mái tơ, tức gà gần đẻ, những con này lườn to, mỏ đỏ, hậu môn thường nhỏ. Nên lựa những con gà chân vàng và nhỏ, da vàng, xách nặng tay.
– Gà mái thường ăn ngon hơn gà trống.
4/ Vịt:
– Cũng như gà, khi mua nên chọn con vừa ăn, vì vịt non chưa mọc đủ lông cánh, ăn không ngon lại mất nhiều thì giờ nhổ lông con.
– Nên lựa vịt ức tròn, da cổ và da bụng dầy, xách nặng và mọc đủ lông.
– Vịt trống ngon hơn vịt mái.
5/ Chim: Không nên chọn con già quá. Chim béo có ức to, da dưới bụng dầy và mỏng mọng như có mỡ là loại chim ngon.
6/ Cá:
Muốn chọn cá tươi nên chú ý các đặc điểm sau:
– Tròng mắt: Ngời sáng, sạch, dầy.
– Mang: Đỏ hồng, không nhớt.
– Vảy: Dính chặt, khó gỡ, sáng lóng lánh.
– Thịt: Săn cứng, không thun giãn.
– Mật cá: Phải còn trong.
7/ Tôm, tép: Còn tươi, vỏ sáng, cứng dai và trơn láng, màu xanh chứ không ngả sang đỏ. Tôm ươn màu sắc không bóng, vỏ rít, có mùi hôi, đầu rời ra và que càng dễ rụng.
8/ Cua, ghẹ: Phải chọn con thật chắc mới có thịt nhiều. Muốn chọn cua chắc, lật ngửa con cua, dùng ngón tay ấn mạnh lên yếm cua, nếu yếm cứng không bị lún là cua chắc. Hoặc nhìn vào que, càng cua mà thấy mọng nước là cua không ngon.
9/ Sò: Chọn con còn sống (sò há miệng, khi sờ vào thì khép chặt lại), sò chết thường có mùi hôi.
10/ Ốc: Chọn ốc sống (dùng tay chạm nhẹ vào mài ốc thì ốc sẽ khép kín mài lại). Ốc mập thì mài ốc ở gần phía ngoài miệng vỏ ốc, trái lại, nếu ốc chết hay ốm thì mài thụt sâu vào trong vỏ ốc. Ốc chết có mùi hôi.
11/ Đậu, hạt: Nên chọn hạt không sâu, mọt, đát, cát, đá sỏi trộn lẫn. Hạt đều đặn, bóng láng mới đúng là đậu già. Hạt đậu phải nặng, nếu đậu nhẹ là đã bị côn trùng ăn hết phần ruột.
12/ Rau, cải:
– Chọn rau, cải tươi, không sâu bọ và tỳ vết.
– Rau tươi và già đúng mức có màu tươi sáng, dòn chắc, cầm nặng tay, không héo úa, bầm dập.
– Rau củ và trái phải có vỏ thẳng, bóng mịn.
– Tránh mua rau cải đã được gọt vỏ và xắt sẵn.
13/ Trái cây:
– Nên chọn trái cây tươi, đủ độ chín theo từng loại trái. Ăn trái cây đúng mùa thì trái sẽ ngon và đầy đủ chất bổ dưỡng hơn.
– Khi mua, nên chọn trái chắc, mọng nước, không vết bầm dập, không úng thối hay sâu bọ.
14/ Trứng:
– Màu vỏ trứng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của trứng.
– Nên chọn trứng càng tươi càng tốt, có nhiều cách để phân biệt trứng tươi:
+ Ngâm trong nước: Trứng tươi nặng hơn trứng để lâu ngày. Do đó, nếu bỏ trứng vào trong chậu nước, trứng tươi sẽ chìm sâu trong đáy chậu và nằm ngang. Trứng càng để lâu sẽ càng nổi lên trên.
+ Xem phòng khí: Khi soi đèn hay soi qua ánh sáng mặt trời, trứng tươi sẽ thấy phòng khí nhỏ. Còn trứng cũ phòng khí sẽ to và lớn dần.
+ Lúc đập trứng: Lúc đập ra, lòng trắng thu gọn quanh lòng đỏ (trong đặc, ngoài bìa hơi lỏng, lòng đỏ nguyên vẹn và nổi tròn hẳn lên là trứng mới).
+ Khi luộc rồi: Lòng đỏ nằm chính giữa, không sát vào bên nào thì trứng mới,tốt. Ngoài ra, khi mua trứng nên chọn trứng sạch, màu sáng sủa.
15/ Thực phẩm đóng hộp: Khi mua nên chọn hộp còn mới, không bị rỉ sét và nhất là hộp không bị phồng lên, hạn sử dụng còn dài.