Bài 7: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

Bài 7.1 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 48)

Bài 7.2 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Bài 7.3 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Hướng dẫn giải

a: Vì D nằm trên đường trung trực của BC nên DB=DC=5cm

=>AD=8-5=3(cm)

b: D nằm trên đường trung trực của BC nên DB=DC=11,4(cm)

AC=AD+CD=3,2+11,4=14,6(cm)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Bài 7.4 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Hướng dẫn giải

a) Vì ba đường trung trực của tam giác đồng quy nên D thuộc đường trung trực của cạnh BC. Mặt khác đường trung trực của cạnh BC đi qua trung điểm của BC nên D là trung điểm của cạnh BC.

b)

Ta có ∆DEB = ∆DEA(c.g.c) nên ˆB=ˆA1B^=A1^. Tương tự ˆC=ˆA2C^=A2^.

Suy ra ˆA=ˆA1+ˆA2=ˆB+ˆC

(Trả lời bởi Đỗ Đức Anh)
Thảo luận (1)

Bài 7.5 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Hướng dẫn giải

Giả sử như AM vuông góc với BC

Xét ΔAMB vuông tại M và ΔAMC vuông tại M có

AM chung

MB=MC

Do đó: ΔAMB=ΔAMC

Suy ra: AB=AC(trái với giả thiết)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Bài 7.6 - Bài tập bổ sung (Sách bài tập - tập 2 - trang 49)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\left|MA-MB\right|\ge0\) với một điểm M tùy ý.

\(\left|MA-MB\right|=0\) chỉ với điểm M mà MA = MB

=> M nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. (Có giao điểm này vì AB không vuông góc với đường thẳng d)

Vậy, \(\left|MA-MB\right|\) đạt GTNN là 0 khi M là giao điểm của đường thẳng d và đường trung trực của đoạn thẳng AB.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)