Em đã biết nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để tạo ra dòng điện sử dụng trong đời sống. Vậy nguồn điện là gì? Vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện?
Em đã biết nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện để tạo ra dòng điện sử dụng trong đời sống. Vậy nguồn điện là gì? Vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện?
Tại sao dòng điện trong trường hợp mô tả ở Hình 24.1 chỉ tồn tại trong khoảng thời gian rất ngắn? Làm thế nào để duy trì dòng điện trong trường hợp này lâu dài?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Dòng điện trong trường hợp này chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn vì các điện tích âm di chuyển từ quả cầu tích điện âm sang quả cầu tích điện dương làm cho quả cấu trung hoà về điện. Do vậy, thời gian duy trì sự dịch chuyển điện tích xảy ra rất ngắn. Muốn duy trì, ta phải kéo dài thời gian di chuyển của điện tích âm từ quả cầu tích điện âm sang quả cầu tích điện dương.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Khi dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện thì số chỉ trên vôn kế và số vôn ghi trên nhãn của nguồn điện có mối liên hệ như thế nào? Điều đó cho biết có gì tồn tại bên trong của nguồn điện?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiSố chỉ vôn kế đo được sẽ có sự chênh lệch so với số vôn ghi trên nhãn của nguồn điện (cụ thể là số chỉ vôn kế nhỏ hơn so với số chỉ trên nhãn).
Điều đó cho biết bên trong nguồn điện tồn tại điện trở trong.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Từ biểu thức (24.5), hãy:
1. Mô tả ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
2. So sánh suất điện động và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
3. Trường hợp nào thì hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động E của nguồn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
1. Điện trở trong gây ra độ giảm thế ở mạch trong, làm hiệu điện thế giữa hai cực nhỏ hơn so với suất điện động ban đầu của nguồn điện.
2. Suất điện động lớn hơn hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
3. Trong trường hợp điện trở trong rất nhỏ hoặc bằng 0 thì khi đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn.
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Vì sao sẽ rất nguy hiểm nếu hiện tượng đoản mạch xảy ra đối với mạng điện ở gia đình?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
Sẽ rất nguy hiểm nếu xảy ra hiện tượng đoạn mạch đối với mạng điện gia đình vì khi đó cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn điện và các thiết bị điện rất lớn sẽ làm hư hỏng thiết bị và thậm chí gây cháy nổ các thiết bị đó dẫn đến gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Biện pháp phòng tránh:
- Mỗi thiết bị điện cần sử dụng công tắc riêng:
- Tắt các thiết bị điện (rút phích cắm) ngay khi không còn sử dụng:
- Nên lắp cầu trì ở mỗi công tắc, nó có tác dụng ngắt mạch ngay khi cường độ dòng điện qua cầu chì quá lớn
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Cho mạch điện như Hình 24.5. Suất điện động E = 10 V, bỏ qua điện trở trong của nguồn. Các giá trị điện trở R1 = 20 Ω; R2 = 40 Ω, R3 = 50 Ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.
b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua mạch chính.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTa có: R1 ∥ R2 ∥ R3
Điện trở tương đương của mạch là: \(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} \Rightarrow {R_{td}} = \frac{{200}}{{19}}\Omega \)
a) Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1: I1 = \(\frac{\xi }{{{R_1}}} = \frac{{10}}{{20}}\)= 0,5(A)
b) Cường độ dòng điện chạy qua mạch điện chính: I = \(\frac{\xi }{{{R_{td}}}} = \frac{{10}}{{\frac{{200}}{{19}}}}\)= 0,95(A).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cho mạch điện như Hình 24.6. Các giá trị điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 6 Ω. Suất điện động của nguồn E = 12 V, điện trở trong của nguồn r = 0,6 Ω.
a) Tính điện trở của đoạn mạch AB.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở R1, R2, R3 và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Mạch ngoài: \(\left(R_2//R_3\right)ntR_1\)
Điện trở mạch AB là:
\(R_{AB}=R_1+\dfrac{R_2R_3}{R_2+R_3}=3+\dfrac{4\cdot6}{4+6}=5,4\Omega\)
b) Cường độ dòng điện ở mạch chính:
\(I=\dfrac{E}{R_{AB}+r}=\dfrac{12}{5,4+0,6}=2A\)
Hiệu điện thế qua điện trở \(R_1\):
\(U_1=I_1R_1=2\cdot3=6V\)
Hiệu điện thế ở \(R_2,R_3\):
\(U_{23}=U-U_1=I\cdot R_{AB}-U_1=2\cdot5,4-6=4,8V\)
Cường độ dòng điện đi qua \(R_2,R_3\):
\(I_2=I_3=\dfrac{U_{23}}{R_{23}}=\dfrac{4,8}{\dfrac{R_2R_3}{R_2+R_3}}=\dfrac{4,8}{\dfrac{4\cdot6}{4+6}}=2A\)
(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))