Bài 2. Phương trình bậc hai một ẩn

Thực hành 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Gọi x (m) là chiều rộng của sân khấu (0 < x < 10).

Suy ra chiều dài của sân khấu là: x + 2 (m)

Ta có độ dài đường chéo hình chữ nhật là 10 m nên áp dụng định lí pythagore trong tam giác vuông thuộc hình chữ nhật ta được:

\(\begin{array}{l}{x^2} + {(x + 2)^2} = {10^2}\\{x^2} + {x^2} + 4x + 4 - 100 = 0\\2{x^2} + 4x - 96 = 0\end{array}\)

Giải phương trình trên ta được: \({x_1} = 6(TM),{x_2} =  - 8(L)\)

Suy ra chiều rộng của sân khấu là 6 m, chiều dài là 8 m.

Vậy diện tích của sân khấu là S = 6.8 = 48 m2.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

a) \(5{x^2} + 7x = 0\)

\(x(5x + 7) = 0\)

\({x = 0}\) hoặc \({5x + 7 = 0}\)

\({x = 0}\) hoặc \({x = \frac{{ - 7}}{5}}\)

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = 0 và x = \(\frac{{ - 7}}{5}\).

b) \(5{x^2} - 15 = 0\)

\(\begin{array}{l}5{x^2} = 15\\{x^2} = 3\\x =  \pm \sqrt 3 \end{array}\)

Vậy phương trình có 2 nghiệm là \(x =  \pm \sqrt 3 \).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

a) \({x^2} - x - 20 = 0\)

Ta có a = 1, b = -1, c = -20

\(\Delta  = {( - 1)^2} - 4.1.( - 20) = 81 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{1 + \sqrt {81} }}{2} = 5;{x_2} = \frac{{1 - \sqrt {81} }}{2} =  - 4\)

b) \(6{x^2} - 11x - 35 = 0\)

Ta có a = 6, b = -11, c = -35

\(\Delta  = {( - 11)^2} - 4.6.( - 35) = 961 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{11 + \sqrt {961} }}{{2.6}} = \frac{7}{2};{x_2} = \frac{{11 - \sqrt {961} }}{{2.6}} =  - \frac{5}{3}.\)

c) \(16{y^2} + 24y + 9 = 0\)

Ta có a = 16, b = 24, c = 9

\(\Delta  = {24^2} - 4.16.9 = 0\)

Vậy phương trình có nghiệm kép là: \({y_1} = {y_2} =  - \frac{{24}}{{2.16}} =  - \frac{3}{4}\).

d) \(3{x^2} + 5x + 3 = 0\)

Ta có a = 3, b = 5, c = 3

\(\Delta  = {5^2} - 4.3.3 =  - 11 < 0\)

Vậy phương trình vô nghiệm.

e) \({x^2} - 2\sqrt 3 x - 6 = 0\)

Ta có a = 1, b = \( - 2\sqrt 3 \), c = -6

\(\Delta  = {\left( { - 2\sqrt 3 } \right)^2} - 4.1.( - 6) = 36 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{2\sqrt 3  + \sqrt {36} }}{2} = 3 + \sqrt 3 ;{x_2} = \frac{{2\sqrt 3  - \sqrt {36} }}{2} =  - 3 + \sqrt 3. \)

g) \({x^2} - \left( {2 + \sqrt 3 } \right)x + 2\sqrt 3  = 0\)

Ta có a = 1, b = \( - \left( {2 + \sqrt 3 } \right)\), c = \( 2\sqrt 3 \)

\(\Delta  = {\left( {2 + \sqrt 3 } \right)^2} - 4.1.\left( { 2\sqrt 3 } \right) = 7 - 4\sqrt 3  > 0\),

\(\sqrt {\Delta} = \sqrt {7 - 4\sqrt 3} = \sqrt {4 - 4\sqrt 3 + 3} \\= \sqrt {({2 - \sqrt 3})^2} = |2 - \sqrt 3| = 2 - \sqrt 3\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{2 + \sqrt 3  + (2 - \sqrt 3)}}{2} = 2;{x_2} = \frac{{2 + \sqrt 3  - (2 - \sqrt 3) }}{2} = \sqrt 3.\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

a) x(x + 8) = 20

\({x^2} + 8x - 20 = 0\)

Ta có a = 1, b = 8, c = -20

\(\Delta  = {8^2} - 4.1.\left( { - 20} \right) = 144 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{ - 8 + \sqrt {144} }}{2} = 2;{x_2} = \frac{{ - 8 - \sqrt {144} }}{2} =  - 10\)

b) \(x(3x - 4) = 2{x^2} + 5\)

\(\begin{array}{l}3{x^2} - 4x - 2{x^2} - 5 = 0\\{x^2} - 4x - 5 = 0\end{array}\)

Ta có a = 1, b = -4, c = -5

\(\Delta  = {( - 4)^2} - 4.1.\left( { - 5} \right) = 36 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{4 + \sqrt {36} }}{2} = 5;{x_2} = \frac{{4 - \sqrt {36} }}{2} =  - 1\)

c) \({(x - 5)^2} + 7x = 65\)

\(\begin{array}{l}{x^2} - 10x + 25 + 7x - 65 = 0\\{x^2} - 3x - 40 = 0\end{array}\)

Ta có a = 1, b = -3, c = -40

\(\Delta  = {( - 3)^2} - 4.1.( - 40) = 169 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{3 + \sqrt {169} }}{2} = 8;{x_2} = \frac{{3 - \sqrt {169} }}{2} =  - 5\)

d) \((2x + 3)(2x - 3) = 5(2x + 3)\)

\(\begin{array}{l}{(2x)^2} - 9 - 10x - 15 = 0\\4{x^2} - 10x - 24 = 0\end{array}\)

Ta có a = 4, b = -10, c = -24

\(\Delta  = {( - 10)^2} - 4.4.( - 24) = 484 > 0\)

Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\({x_1} = \frac{{10 + \sqrt {484} }}{{2.4}} = 4;{x_2} = \frac{{10 - \sqrt {484} }}{{2.4}} = \frac{{ - 3}}{2}\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Gọi tốc độ ô tô thứ nhất là x (km/h) (x > 10)

Suy ra tốc độ ô tô thứ hai là x – 10 (km/h)

Thời gian ô tô thứ hai đi từ thành phố A đến thành phố B là: \(\frac{{150}}{{x - 10}}\)(giờ).

Thời gian ô tô thứ nhất đi từ thành phố A đến thành phố B là: \(\frac{{150}}{x}\)(giờ).

Vì ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai là 30 phút = \(\frac{1}{2}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{{150}}{{x - 10}}\)- \(\frac{{150}}{x}\) = \(\frac{1}{2}\).

Biến đổi phương trình trên, ta được:

150.2.x - 2.150.(x – 10) = x.(x – 10) hay \({x^2} - 10x - 3000 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được \({x_1} = 60(TM),{x_2} =  - 50(L)\)

Vậy tốc độ của ô tô thứ nhất là 60 km/h, ô tô thứ hai là 50 km/h.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Nửa chu vi của vườn là: 280 : 2 = 140 (m).

Gọi chiều dài của hình chữ nhật là x (m) (70 < x < 140)

Suy ra chiều rộng là 140 – x (m).

Mỗi bên để 2 (m) nên chiều dài của đất để lại trồng trọt chỉ còn x – 4 (m) và chiều rộng là 140 – x – 4 = 136 – x (m).

Theo bài ra, ta có phương trình: (x – 4)(136 – x) = 4256

Suy ra \({x^2} - 140x + 4800 = 0\)

Giải phương trình trên ta có: \({x_1} = 60(L),{x_2} = 80(TM)\)

Vậy chiều dài của khu vườn là 80 m và chiều rộng là 60 m.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 6 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng nước trong dung dịch trước khi đổ thêm nước là x (g) (x > 0).

Khối lượng dung dịch khi đó là x + 50 (g)

Nồng độ muối trong dung dịch khi đó là: \(\frac{{50}}{{x + 50}}\)

Nếu đổ thêm 250 g nước vào dung dịch thì khối lượng của dung dịch là:

x + 50 + 250 = x + 300 (g)

Nồng độ dung dịch lúc này là \(\frac{{50}}{{x + 300}}\)

Vì nồng độ dung dịch giảm 10% nên ta có phương trình:

\(\frac{{50}}{{x + 50}}\) - \(\frac{{50}}{{x + 300}}\)= 10%

Suy ra \({x^2} + 350x - 110000 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được: \({x_1} = 200(TM),{x_2} =  - 550(L)\).

Vậy trước khi đổ nước vào dung dịch có 200 g nước

Nồng độ dung dịch là \(\frac{{50}}{{200 + 50}} = \frac{1}{5}  = 0,2 = 20\% \).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 7 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Gọi số xe được điều đến chở hàng là x (xe) (x > 2)

Số xe thực tế chở hàng là: x – 2 (xe)

Số hàng mỗi xe chở thực tế là: \(\frac{{90}}{{x - 2}}\)(tấn)

Số hàng mỗi xe chở theo dự định là: \(\frac{{90}}{x}\)(tấn)

Theo bài ra ta có phương trình:

\(\frac{{90}}{x}\) + 0,5 = \(\frac{{90}}{{x - 2}}\) suy ra \({x^2} - 2x - 360 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được: \({x_1} = 20(TM),{x_2} =  - 18(L)\)

Vậy số xe được điều đến chở hàng là 20 xe.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)