Thánh Gióng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hữu Quang

Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử.Theo em, truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Theo em gợi ý trong bảng dưới đây, nên tìm đọc thêm ở sách báo về những sự thật lịch sử nước ta và nhân dân ta thời đại Hùng Vương. Ghi các chi tiết trong truyện có liên quan tới các sự thật lịch sử đó vào chỗ trống phù hợp.

Sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương Chi tiết trong truyền thuyết liên quan
Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt,đòi hỏi sự tham gia của toàn dân trên đất nước ta

..........................................................................

..........................................................................

Người Việt ở thời đại Hùng Vương đã chế tác được nhiều kiểu loại với số lượng phong phú các vũ khí bằng sắt

..........................................................................

.........................................................................

Người Việt cổ ở thời kì này đã biết đoàn kết chống lại mọi đội quân xâm lược, dù chúng rất lớn mạnh.

.........................................................................

..........................................................................

Tiểu Thư họ Nguyễn
16 tháng 8 2017 lúc 15:19

Câu 1 :

Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc. Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép. Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Eren Jeager
16 tháng 8 2017 lúc 16:16

"Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi.
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra.
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt."
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương).
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương
.


Các câu hỏi tương tự
Nguyen Khanh
Xem chi tiết
Vẫn Thế Thôi
Xem chi tiết
Quỳnh Uyên
Xem chi tiết
anna kurauchi
Xem chi tiết
phạm ngọc minh
Xem chi tiết
Ai Haibara
Xem chi tiết
Le Thuy Le
Xem chi tiết
nguyễn vũ ngọc hân
Xem chi tiết
Lưu Hương Giang
Xem chi tiết