Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
Tháng Chín 29, 2017Truyện Thạch Sanh có rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đó có tiếng đàn và niêu cơm đãi chư hầu 18 nước, vậy ý nghĩa của các chi tiết thần kì đó là gì ? qua hướng dẫn sau đây các em sẽ hiểu rõ tác dụng của các chi tiết đó.
Ý nghĩa 2 chi tiết tiếng đàn, niêu cơm truyện Thạch Sanh– Tiếng đàn
Tiếng đàn Thạch Sanh có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.
Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.
– Nồi niêu cơm
Hmm. Cây đàn thần giúp giải oan cho Thạch Sanh và làm cho quân sĩ 18 nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ đc tới chuyện đánh nhau nữa còn niêu cơm thần làm cho họ tâm phục khẩu phục.
[ Hình như chưa chi tiết lắm ]
Ý nghĩa:
+Niêu cơm thần
-Là ý nghĩa tưởng tượng thần kỳ làm cho câu chuyện hay và hấp dẫn hơn.
- Thể hiện sự nhân đạo, lòng vị tha của Thạch Sanh nói riêng và nhân dân ta chung.
-Thể hiện tài năng của Thạch Sanh.
-Thể hiện sự ấm no của nhân dân ta.
+ Cây đàn thần
-Là chi tiết tưởng tượng kì ảo làm cho câu chuyện hay và hấp dần hơn.
- Làm cho công chúa khỏi bị câm, hai người nên duyên chông vợ, đó là tiếng đàn của tình yêu.
- Vạch mạt kẻ vong ân bội nghĩa là Lý Thông, đó là tiếng đàn của công lý xã hội, lý tưởng nhân đạo.
-Làm cho quân 18 nuóc chư hầu bủn rủn chân tay, cởi giáp xin hàng, đó là tiếng đàn của sự yêu chuộng hòa bình.