I. Trắc nghiệm:( 3,5 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.
1. Truyện Mẹ hiền dạy con được tuyển dịch từ đâu?
A. Liệt nữ truyện
B. Mạnh Tử truyện
C. Nam Ông mộng lục
D. Cổ học tinh hoa
2. Vì sao nói phương thức biểu đạt chính của truyện Mẹ hiền dạy con là tự sự?
A. Truyện trình bày diễn biến việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
B. Truyện tái hiện trạng thái sự việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
C. Truyện bày tỏ cảm xúc trước việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
D. Truyện bàn luận, đánh giá về việc bà mẹ Mạnh Tử dạy con
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất chủ đề của truyện Mẹ hiền dạy con?
A. Truyện thể hiện tình thương của bà mẹ thầy Mạnh Tử đối với con
B. Truyện thể hiện tình cảm của Mạnh Tử đối với mẹ
C. Truyện trình bày quan điểm giáo dục của các nhà nho
D. Truyện nêu ra bài học về cách dạy con thành một bậc đại hiền
4. Khi nào bà mẹ thầy Mạnh Tử nói những lời tỏ ý vui lòng" Chỗ này là chỗ con ta ở được đây"?
A. Khi nhà ở canh nghĩa địa
B. Khi nhà ở cạnh chợ
C. Khi nhà ở cạnh trường học
D. Khi nhà ở giữa làng
5. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại vui lòng cho con ở cạnh trường học?
A.Muốn con đua trẻ học tập lễ phép, cắp sách vở
B. Muốn con đi học gần trường
C. Muốn con học được nhiều
d. . Muốn con có nơi ở rộng rãi, đẹp đẽ
6. Vì sao bà mẹ Mạnh Tử lại cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung?
A. Không muốn con nói dối
B. Không muốn con bỏ học về nhà chơi
C. Không muốn con học nghề dệt vải
D. Không muốn con học cách buôn bán điên đảo
7. Dòng nào dưới đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai chữ Mẹ hiền trong truyện Mẹ hiền dạy con?
A. Ngừơi mẹ sắc sảo và ghê gớm đối với con
B. Ngừơi mẹ tần tảo và vô cùng nghiêm khắc đối với con
C. Ngừơi mẹ thương yêu và chiều chuộng con hết mực
D. Ngừơi mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người
8. Dòng nào dưới đây nêu không đúng hiệu quả của cách bà mẹ thầy Mạnh Tử dạy con?
A.Khiến con thích làm ăn buôn bán
B. Khiến con ngoan ngoãn, lễ phép
C. Khiến con học hành chuyên cần
D. Khiến con trở thành một bậc đại hiền
9. Truyện Con hổ có nghĩa nhằm đề cao, khuyến khích điều gì trong cuộc sống con người?
A. Lòng biết ơn và tình nhĩa thủy chung
B. Yêu thương loài vật
C. Lòng dũng cảm và lòng biết ơn
D. Sự khéo léo và kiên trì
10. Yếu tố tử nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?
A. Phụ tử
B. Thê tử
C. Sinh tử
D. Mẫu tử
11. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?
A. Điên đảo
B. Buôn bán
C. Vui vẻ
D. Chăm chỉ
12. Cụm từ" đua nhau học tập lễ phép" thuộc loại cụm từ gì?
A. Cụm động từ
B. Cụm danh từ
C. Cụm tính từ
D. Cụm chủ- vị
13. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ?
A.Buôn bán điên đảo
B.Đang dệt cửi
C.Liền cầm dao cắt đứt tấm vải
D. Còn đang thơ ấu
14. Dòng nào dưới đây là một cụm tính từ có đầy đủ cấu trúc ba phần?
A. Còn đang thơ ấu lắm
B. Quý báu lắm
C. Rất chuyên cần
D. Còn thơ ấu
1. Cho các danh từ : nhà , rổ , bút , hoa , cây . Phát triển thành cụm danh từ ? Ghép vào mô hình ? Đặt câu ?
2.Cho các động từ : đi , chạy , đọc , đấm , ăn . Phát triển thành cụm động từ ? Ghép vào mô hình ? Đặt câu ?
3.Cho các tính từ : xanh , đỏ , to , nhỏ , chăm chỉ . Phát triển thành cụm tính từ ? Ghép vào mô hình ? Đặt câu ?
Câu 2 : Các đoạn văn, thơ sau có sử dụng các phép tu từ nào ? Em hãy
phân tích tác dụng của các biện pháp đó?
a.“ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng
và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi
chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
( Biển- Khánh Chi)
b. Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò trắng
khiêng nắng
qua sông
Cô gió chăn mây qua đồng
Bác mặt trờiđạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng em nhăn nhó cười
(Em kể chuyện này- Trần Đăng Khoa)
c. “Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà”
Đoạn văn “ – Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.” Có mấy cụm danh từ? Hãy ghi lại các cụm danh từ ấy?
TRẢ LỜI NHANH CHO MIK NHÁ MẤY BẠN!!!
1. Viết đoạn văn nêu ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng trong đó có sử dụng một cụm danh từ và số từ chỉ lượng từ
2. Viết đoạn văn nêu ý nghĩa truyện Thầy bói xem voi trong đó có sử dụng một cụm danh từ và số từ chỉ lượng từ
( Mình cần gấp )
1.Xác định chủ ngữ,vị ngữ;tìm cụm danh từ,phân tích cấu tạo của mỗi cụm từ vừa tìm được trong các câu sau :
a.Tất cả các bạn học sinh chuẩn bị đi học sau kì nghỉ dài.
b.Chỉ một chốc sau,chúng tôi đã đến ngã ba sông,chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.
c.Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt,trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
d.Chẳng bao lâu,tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
đ.Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui.
e.Chú bé vùng dậy,vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng,oai phong lẫm liệt
2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, tìm cụm động từ, phân tích cấu tạo của mỗi cụm từ vừa tìm được trong các câu sau
a. Chúng tôi vẫn đang được nghỉ học.
b. Mẹ tôi định đi chợ vào sáng mai.
c. Trong giờ kiểm tra, tôi đã không làm được bài.
d. Ông lão đi ra biển. Biển gợn sóng êm ả.
e. Lão cứ về đi. Trời sẽ phù hộ lão.
3. Tìm phép so sánh trong mỗi trường hợp sau và chỉ ra cấu tạo của các phép so sánh vừa tìm được.
a. Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
b. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
c. Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè,
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.
d. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Xác định cụm danh từ, cụm động từ trong đoạn văn sau .
“Bởi tôi ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ ngã rạp y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín tận đuôi. Mỗi khi tôi vù lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã”.
Ngày cưới trong nhà Sợ Dừa cổ bàn thật linh đình gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập đúng. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả. Bỗng một chàng trai ngôi ngô tuấn tú cùng cô út của Phú ông từ phòng cô dâu đi ra.
A) tìm cụm danh từ trong đoạn văn trên.
B) chép cụm danh từ đã tìm được ở đoạn văn trên vào mô hình cụm danh từ.
(◍•ᴗ•◍) (◍•ᴗ•◍) giúp mình với ❤