Thánh Gióng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn vũ ngọc hân

thánh gióng

theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?

a) tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

b) gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh giặc

c) bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé

Gióng lớn nhanh như thôi, vươn vai thành tráng sĩ

đ) gậy sắt gẫy, gióng nhô tre bên đường đánh giặc e)gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

truyền thuyết thường niên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện thánh gióng niên quan đến sự thật lịch sử nào

Dương Linh Chi
23 tháng 8 2017 lúc 9:44

Theo mình,các chi tiết đó có ý nghĩa:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam có từ từ xa xưa,già trẻ đều đi đánh giặc.Tiếng nói ấy thật thiêng liêng,cao quý!

b)gióng đòi ngựa sắt,giáp sắt,roi sắt để đánh giặc:Ý chí quyết tâm,căm thù giặc ngoại xâm,dốc hết sức lực chiến đấu bảo vệ hòa bình cho dân tộc

c)Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: Tinh thần đoàn kết,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn,mong rằng cậu bé sẽ chiến thắng giặc ngoại xâm.

d)gậy sắt gẫy,gióng nhô tre bên đường đánh giặc: cơn tức giận nổi dậy, tình yêu quê hương đất nước lên đến tột đỉnh, những sự vật làng quê lúc đó sẽ là vũ khí đánh giặc.

e)gióng đánh xong,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:sự thiêng liêng trong lịch sử của cậu bé làng gióng.

Kaori Miyazono
23 tháng 8 2017 lúc 10:03

Câu hỏi:

Thánh Gióng

Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

b) Gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh giặc

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé

d) Gióng lớn nhanh như thôi, vươn vai thành tráng sĩ

đ) Gậy sắt gẫy, gióng nhô tre bên đường đánh giặc ư

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

Truyền thuyết thường niên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện thánh gióng niên quan đến sự thật lịch sử nào ?

Làm:

* Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc:
+) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
+) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
+) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
+) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
+) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
* Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc:
+) Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
+) Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
+) Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười.
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.
* Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
+) Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt,
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
+) Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến
của người anh hùng.
* Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng:
+) Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
+) Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
+) Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
+) Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
+) Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa
* Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
+) Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
+) Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc,
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.
* Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:
+)Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc
* Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:
+) Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
+) Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử.
+) Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.
+) Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Gióng sống mãi.
+)Không hề đòi hỏi công danh.
+) Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở ...

Chúc bạn học tốt ^^

Đạt Trần
23 tháng 8 2017 lúc 10:52
1a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.

b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).

c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
Eren Jeager
23 tháng 8 2017 lúc 12:14

*Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước , đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm .

Ba ý chính của định nghĩa như sau :
-Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ: đây là thời đại Hùng Vương chống quân xâm lược để bảo vệ đất nước . Hiện nay vẫn còn đền thờ Thánh Gióng tại Gia Lâm, Hà Nội .
-Truyện có yếu tố tưởng tượng kì ảo như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thánh Gióng hoặc ngựa sắt phun lửa , phi ra trận , Thánh Gióng bay về trời…
-Truyện thể hiện thái độ của nhân dân : quan niệm và ước mơ về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm ...

Eren Jeager
23 tháng 8 2017 lúc 12:14

Gợi ý :

1a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.

b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).

c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 8 2017 lúc 14:04

truyền thuyết thường niên quan đến sự thật lịch sử. Theo em, truyện thánh gióng niên quan đến sự thật lịch sử nào

Lịch sử:Truyện phản ánh một sự kiện lịch sử (Đánh giặc Ân) của nhân dân ta, xoay quanh chiến công của một nhân vật lịch sử (Thánh Gióng), và còn lại di tích lịch sử là Đền Gióng dưới chân núi Sóc Sơn,.... Đó là yếu tố lịch sử của truyền thuyết

Mai Hà Chi
24 tháng 8 2017 lúc 14:51

Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa.

Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.

Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.

Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí..

Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 8 2017 lúc 9:23

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.

b) Gióng đòi ngực sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc: phản ánh cách đánh giặc ngày xưa chỉ cậy ở cá nhân tướng tài, phản ánh xã hội ta thời gấy đã sang thời kỳ đồ sắt và đã có thể dùng sắt để đức ngựa, giáp và roi. (Tại sao lại không đòi gươm mà đòi roi?), hình ảnh ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt trong sự tổng hợp là biểu tượng của một sức mạnh bất khả kháng, đó cũng là sức tưởng tượng của nhân dân về người hùng có sức nhanh (ngựa), sức rắn (giáp), sức ứng biến (roi).

c) Bà con hàng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé: tinh thần yêu nước, căm thù giặc lúc bấy giờ là của tất cả dân tộc, thể hiên tinh thần tương thân, tương ái của nhân dân ta thời xưa đới với người nghèo, có mức độ, chi tiết phản ánh đời sống nông nghiệp của dân ta thời xưa sống chủ yếu bằng lúa gạo, do đó giúp nhau cơn ăn là quý nhất và có khả năng nhất.

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: sức mạnh yêu nước được thúc bách để kịp đối đầu với quân thù, có sự hậu thuẫn của nhân dân thì sức mạnh chống giặc được tăng lên nhanh chống, nhờ nhân dân nuôi dượng thì mới tạo được các anh hùng dân tộc, anh hùng dân tộc trưởng thành là từ nhân dân.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: tre là hình ảnh làng quê Việt Nam, cũng như nhân dân, tre cũng giữ làng, giữ nước, sức mạnh của tre là sức mạnh của nhân dân, là sức mạnh vô tân, là sức mạnh tập thể.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời; đó là người trời sau xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 8 2017 lúc 14:02

theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?

a) tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

b) gióng đòi ngựa sắt, giáp sắt, roi sắt để đánh giặc

Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.

c) bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé

Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.

Gióng lớn nhanh như thôi, vươn vai thành tráng sĩ

Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.

đ) gậy sắt gẫy, gióng nhô tre bên đường đánh giặc

Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta.

e)gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

Thể hiện phẩm chất không màng danh lợi của nhân dân ta


Các câu hỏi tương tự
Phúc Trần
Xem chi tiết
Vẫn Thế Thôi
Xem chi tiết
Enderboy gamer
Xem chi tiết
Ngân Hà
Xem chi tiết
Hùng Tô
Xem chi tiết
đây là shin lầy
Xem chi tiết
Tanya
Xem chi tiết
Viet Hoang
Xem chi tiết
kiri to
Xem chi tiết