Truyện này tiếng cười bật ra ở tình huống buồn cười. Hai anh hay khoe gặp nhau và cùng khoe. Có cứ chỉ nực cười. Anh này thì đến hỏi anh kia thì giơ ngay vạt áo, hảo".Một anh thì khoe, một anh lại khoe "cái áo mới".Anh nào cũng vừa hả hê vừa bực dọc! Hả hê vì có người để được dịp mà khoe! Bực dọc vì đợi suốt một ngày mới có dịp để khoe áo bực dọc vì "con lợn cưới"chạy đi đàng nào, chưa tìm ra!
Tiếng cười ở truyện "Lợn cưới, áo là tiếng cười châm biếm thói khoe khoang. Và đó cũng là bài học luân lí nhẹ nhàng mà sâu sắc: hay khoe khoang lố bịch, để lại tiếng cười cho thiên hạ!
Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện hay, người đọc không chỉ nhận thức được khoe khoang là một thói xấu không nên có, là một người hay khoe khoang sẽ tự đẩy mình vào cảnh lố bịch, bị người đời chê cười. Bên cạnh đó người đọc còn đặc biệt ấn tượng với tình huống gây cười trong câu chuyện giàu ý nghĩa này.
Truyện mở đầu bằng tình huống anh chàng hay khoe của mới may được chiếc áo mới, anh ta liền đem mặc ngay và đứng hóng ở cửa chờ cho ai đi qua người ta khen. Nhưng trớ trêu thay, anh ta đứng mãi từ sáng tới chiều mà chẳng có ai hỏi thăm, đang lúc tức tối và thất vọng thì may sao có người chạy tới hỏi về con lợn. Đây là người mà anh ta đã chờ đợi từ lâu nên anh ta vừa nghe xong câu hỏi liền giơ ngay vạt áo của mình lên và trả lời rằng “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”, có thể thấy, chi tiết “áo mới” ở đây là thông tin thừa, bởi người hỏi chỉ cần biết anh ta có nhìn thấy con lợn hay không chứ không quan tâm anh ta mặc áo gì và mặc từ bao giờ. Nhưng cũng hài hước thay, khi sự khoe khoang lại được bắt nguồn từ anh chàng đi tìm lợn, con lợn cưới của nhà anh ta bị xổng chuồng và phải đi tìm.
Đáng lẽ ra anh ta nên tập trung vào việc miêu tả con lợn để dễ tìm thấy lợn, nhưng anh ta vẫn cố ý nhắc đến “lợn cưới” để khoe rằng nhà mình có lợn cưới. Đó cũng là một thông tin thừa và vô duyên đối với người được hỏi. Có thể thấy, chi tiết buồn cười ở đây chính là anh chàng tìm lợn đã lợi dụng tình huống xổng mất lợn để nhằm mục đích khoe khoang nhà giàu, cỗ to. Ngược lại, anh chàng có áo mới cũng không phải dạng vừa, anh ta cũng tranh thủ có người hỏi để khoe ra chiếc áo mới may của mình. Có thể nói, nếu đặt trong hoàn cảnh thi đấu thì họ là kì phùng địch thủ của nhau. Chi tiết gây cười tiếp theo mà chúng ta có thể nhận ra rõ ràng, đó là cách khoe của và tính chất khoe khoang của hai anh chàng này. Thông thường người ta chỉ khoe khoang với nhau về địa vị, gia tài và trình độ hay bằng cấp, nhưng hai anh chàng trong truyện cười lại khoe những thứ tầm thường, chẳng đáng để khoe.
Chỉ là một manh áo mới, chỉ là một con lợn cho đám cưới, đó là những thứ quá bình thường, thế nhưng họ lại khoe khoang một cách lố bịch và vô duyên đến mức trơ trẽn. Có thể thấy, các tác giả dân gian đã cường điệu hóa tột đỉnh sự khoe khoang của các nhân vật, trên thực tế sẽ không có trường hợp khoa khoang tới mức như vậy nhưng chính yếu tố cường điệu đó đã góp phần làm rõ bản chất không tốt đẹp của thói khoe khoang.
Qua truyện cười “Lợn cưới áo mới”, đặc biệt là qua những tình huống gây cười trong truyện, ta cảm nhận rõ sự phê phán, mỉa mai tính hay khoe khoang của một số người trong cuộc sống. Đồng thời chúng ta nhận thức được tính khoe khoang sẽ biến con người ta trở thành những kẻ hợm hĩnh, lố bịch và trở thành trò cười cho thiên hạ.
Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.
Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may - cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì - liền vội khoe ngay: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...". "Chiếc áo mới" ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!
Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào...), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).
Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.
Như thế gọi là "kẻ cắp bà già gặp nhau". Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói "huỵch toẹt": Từ lúc tôi mặc cái áo mới này... thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).
Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.