a)
Biện pháp nghệ thuật của khổ thơ là Ẩn dụ
-“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn,
-> ở đây được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời giúp con người mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.
-“hàng cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.
-> chỉ những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống -> sẽ không phải rơi vào tình thế đó nữa.
b)
Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim" là HOÁN DỤ.
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.
=> Nói hình ảnh "trái tim" trong câu thơ này là ẩn dụ -> không đúng. Mà nói vừa là ẩn, vừa là hoán -> lại càng sai.
a. * Nắng, mưa, sấm, hàng cây là hình ảnh của thiên nhiên( sử dụng BPNT liệt kê):
- Nắng:cái nắng mùa hạ vẫn còn nhưng sang thu đã nhạt màu, nhẹ nhàng hơn
- Mưa: không còn những cơn mưa rào mùa hạ mà đã nhỏ hơn, thưa hơn
- Sấm:
+Hiện tượng đi cùng mưa nắng, là âm thanh quen thuộc khi xuất hiện những cơn mưa rào mùa hạ
+Mưa đã vơi đi -> sấm cũng nhỏ dần và ít xuất hiện
+Ẩn dụ: những rung động bất thường của ngoại cảnh, những khó khăn bất chợt của cuộc đời
- Nhà thơ đã sử dụng những từ độc đáo: vẵn còn, cũng bớt, bao nhiêu, vơi dần -> ông như đong đếm được độ đậm nhạt của nắng, độ ít nhiều của mưa thu( cảm nhận vô cùng tinh tế)
- Hàng cây đứng tuổi:
+Là hàng cây đã bao mùa thay lá, đã trải qua nhiều hạ thu -> không còn bị lay động trước âm thanh tiếng sấm
+Ẩn dụ:
~ Con người từng trải, họ đã có bản lĩnh vững vàng nên không ngại gian khó
~ Đất nước VN đã trải qua 2 cuộc kháng chiến ác liệt , vượt qua bao khó khăn trong mưa bom bão đạn giờ đây đã thực sự đủ vững mạnh để có khả năng chống chọi với các cường quốc (nhớ là Sang thu sáng tác thu 1977 2 năm sau khi nước nhà giành độc lập)
b. BPTT
Hoán dụ : Hình ảnh "trái tim" trong câu thơ: "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước - Chỉ cần trong xe có một trái tim"
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...; chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.
a)BPTT:''Ẩn dụ''
-“Sấm”
=> Những sóng gió cuộc đời giúp cn ng trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn, cũng bớt bất ngờ......
-“hàng cây đứng tuổi”
=> Những cái cây sống lâu năm....
b) Hoán dụ: trái tím
=> Hình ảnh " một trái tim" được sử dụng với tư cách phép tu từ hoán dụ.Ý nghĩa của hình ảnh thơ trên là biểu hiện của tình yêu nước, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của những người linh lái xe Trường Sơn. Chính sức mạnh ấy đã giúp người lính vượt qua bao gian khó, thiếu thốn để tiến về miền Nam giải phóng đất nước. Hình ảnh thơ trong câu kết là hình ảnh đẹp nhất, tỏa sáng cả bài thơ góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm.