So sánh khác loại
-So sánh vật với người:
Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh.
(Đồng Xuân Lan)
Bà như quả đã chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.
(Võ Thanh An)
-So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
(Lê Anh Xuân)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Ca dao)
· Thế nào là so sánh?So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.VD:– Trong như tiếng hạc bay quaĐục như tiếng suối mới sa nửa vời.(Nguyễn Du)– Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất(Tô Hoài)2. Cấu tạo của phép so sánhSo sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 3 yếu tố:(1). Vế A : Đối tượng ( là sự vật, hoặc phương diện …) được so sánh.(2). Từ so sánh.(3). Vế B : Sự vật làm chuẩn để so sánh.+ Trong 3 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (3) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.VD: Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.+ Yếu tố (2) có thể là các từ : như, giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu,…bấy nhiêu, hơn, kém … Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:– Như có sắc thái giả định– Là sắc thái khẳng định– Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo,…+ Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.VD:Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóngHồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
· Các kiểu so sánhDựa vào mục đích và các từ so sánh người ta chia phép so sánh thành hai kiểu:a) So sánh ngang bằngPhép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp người nghe, người đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thường mang tính chất cường điệu.VD: Cao như núi, dài như sông (Tố Hữu)b) So sánh hơn kémTrong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì…VD:– Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêngMuốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng người ta thêm một trong các từ phủ định: Không, chưa, chẳng… vào trong câu và ngược lại.VD:Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.
Tác dụng của so sánh+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.VD:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. (Ca dao)+ So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.VD:Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanhCách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.