Con Rồng, Cháu Tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Huyền Nhi

nêu cảm nhận của em về văn bản Bánh Chưng Bánh Giayf(khoảng 6 câu)

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
26 tháng 8 2017 lúc 10:33

Truyền thuyết là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, ông cha ta đã sáng tác rất nhiều các tác phẩm truyền thuyết, phong phú về đề tài cũng như nội dung, từ truyền thuyết người anh hùng, truyền thuyết về nòi giống, truyền thuyết dựng nước…Trong đó có một mảng lớn viết về các thói quen sinh hoạt cũng như nguồn gốc của các phong tục, thói quen đó. Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giày” là câu chuyện giải thích sự ra đời của bánh chưng bánh giầy. Đồng thời cũng phản ánh được thành tựu của nền nông nghiệp lúa nước, thể hiện thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện được truyền thống thờ kính trời đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Chúc bạn học tốt

Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 10:56

Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần, Tiên, Bụt, Phật... đã tạo nên yếu tố hoang đường, kì ảo. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, và trừng phạt những kẻ xấu xa, gian ác. Truyện cổ Sự tích bánh chưng bánh giày cũng có hai nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu làm bánh đề 1ễ Tiên Vương. Nói rằng: Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua tuy đúng, nhưng chưa thật đầy đủ. Đó là vì ý kiến ấy chưa đề cập đến yếu tố con người, vai trò con người. Đó là Lang Liêu và nhà vua.

Lang Liêu là một ông hoàng chỉ chăm lo việc đồng áng trồng lúa, trồng khoai.... Đó là một ông hoàng giàu lòng nhân đức, rất cần cù, sống gần dân, biết trọng nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Ỏng mồ côi mẹ, vì thế mà trở thành một ông hoàng bị "lép vế" trong hoàng tộc nên mới được Thần hiến kế và độ trì. Chuyện kể Lang Liêu gặp Thần trong giấc mộng, có nghĩa là Lang Liêu được lòng dân, bởi lẽ: Thần bảo như nhân bảo.

Lang Liêu là một con người rất sáng tạo. Thần chỉ nói về giá trị của gạo, và mách bảo Lang Liêu nên lấy gạo để làm bánh, chứ không chỉ vẽ cách thức cụ thể làm bánh ra sao — Thế nhưng Lang Liêu đã biết lấỵ gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá giong gói thành bánh hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu sẵn có của nhà nông, của quê hương xứ sở, sáng tạo thành hai thứ bánh rất ngon. Anh rất xứng đáng nhận mọi phần thưởng cao quý.

Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giày tượng Trời; bánh chưng tượng Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá giong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hoà hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá giong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá giong mà nêu cao bài học thương yêu, đoàn kết. Nhà vua ngầm nhắc các hoàng tử và quần thần bài học giữ nước. Bánh chưng bánh giày với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm và cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, biết nối chí vua cha, xứng đáng dược vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên Vương chứng giám.

Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất dậm đà. Đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hiến Việt Nam.

Sâu xa hơn nữa, Sự tích bánh chưng, bánh giày còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời, Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 12:23

Sự tích bảnh chưng, bánh giầy đã đi vào phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc Việt. Nhân dân ta đã xây dựng nên phong tục từ những cái bình thường giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa. Chiều 30, tiếng chày giã bánh giầy vang khắp xóm thôn. Đầm ấm biết bao là cảnh cả nhà náo nức vây quanh ngọn lửa hồng nấu bánh chưng xanh. Trên bàn thờ tổ tiên phải bày vài cặp bánh chưng và mâm bánh giầy thì mới là Tết.Sự tích bánh chưng, bánh giầy nằm trong mảng cổ tích giải thích nguồn gốc sự vật xuất hiện sau thời kì vua Hùng dựng nước. Sự tích trầu cau giải thích tục ăn trầu. Sự tích dưa hấu giải thích nguồn gốc dưa hấu… Đằng sau cách giải thích thú vị về nguồn gốc bánh chưng bánh giầy là hiện thực cuộc sống của tổ tiên dân tộc Việt! một dân tộc có nền văn minh lúa nước lâu đời. Thuở ấy, dân ta đã có kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các món ăn đặc biệt vừa ngon lành, vừa giàu ý nghĩa.Truyện còn là bài học sâu sắc về cách lựa chọn người có đức có tài để trị vì đất nước, chăm sóc muôn dân. Vì thế, tuy ra đời cách đây đã hàng ngàn năm mà cho đến nay, truyện vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa của nó.

Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 12:38

Truyền thuyết bánh chưng , bánh giầy kể về Lang Liêu và hai loai bánh mà chàng làm để tế lễ Tiên vương ...Bánh của Lang Liêu sáng tạo nên không chỉ ngon mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, tốt đẹp. Bánh giầy tượng trung cho Trời, bánh chưng tượng trưng cho Đất. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Có thể nói đó là sự hòa hợp giữa con người với đất trời, thiên nhiên tạo vật. Lá dong bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Vua Hùng qua chiếc bánh chưng xanh gói bằng lá dong mà nêu cao bài học thương yêu đòan kết. Nhà vua ngẫm nhắc các hoàng tử và quân thần bài học giữ nước. Bánh chưng, bánh giầy với biểu tượng cao quý ấy đã thể hiện cái tâm cái tài, nhất là lòng trung hiếu của Lang Liêu. Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha, xứng đáng được vua Hùng truyền ngôi báu, có Tiên vương chứng giám. Truyền thuyết này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện bộc lộ niềm tự hào về một nét đẹp truyền thống của đất nước ta với hương vị Tết cổ truyền rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hóa Việt Nam. Sâu xa hơn nữa, truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy còn thể hiện ý thức lấy nước, lấy dân làm gốc, coi trọng nghề nông, quý hạt gạo, biết ơn tổ tiên, kính Trời Đất với tất cả tấm lòng hồn hậu, chân thành của con người Việt Nam chúng ta.

Nguyễn Thị Mai Thanh
26 tháng 8 2017 lúc 13:40

Tết- là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trơi lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng. và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

Bánh chưng, bánh giầy tại sao lại là những hình ảnh đại diện cho ngày tết của dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong câu chuyện về Bánh chưng và bánh giày. Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà vua đã già và muốn tìm trong số những người con của mình một người để nối dõi. Nhà vua có rất nhiều người con nhưng để chọn lựa ra được người con nào xứng đáng nhất cho ngôi báu thì nhà vua phải băn khoăn và không biết phải làm như thế nào. Nghe theo lời của những quần thần, nhà vua quyết định lựa chọn cách đưa ra lời thách đố cho tất cả những người con của mình: ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý vua nhất, vua sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả những hoảng tử đều cảm thấy rất háo hứng và muốn nhanh chóng tìm những thứ quý giá nhất để dâng lên vua.

Trong số những người con của vua chỉ có duy nhất một hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu. Chàng không hề giống như những vị hoàng tử khác mà chàng là một người có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, luôn chăm chỉ làm những công việc của nhà nông mà không hề nề hà bất cứ việc gì. Nhận được lệnh của vua ban, chàng cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết tìm đâu ra được lễ vật để hợp ý vua mà vẫn nói được lên tấm lòng của mình dành cho vua cha. Những người anh khác của chàng đều đã tìm được những thứ quý giá mà vua cha có lẽ sẽ thích như đôi chim công, tay gấu, chả phượng, . . chàng không thể có được những thứ quý giá như vậy. sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, có một hôm, chàng vừa chợp mắt thì thấy được một vị tiên bày cách cho chàng làm được thứ bánh dâng lên vua bằng chính những nguyên liệu mà Lang liêu và gia đình của chàng đã chăm chỉ làm được. đó chính là những hạt gạo trắng ngần- thứ tưởng chừng như bình dị nhưng lại là thứ quý giá nhất trong cuộc sống này để làm ra được hai thứ bánh độc đáo dâng lên đất và trời. Một thứ bánh vuông và một thứ bánh tròn. Bánh vuông là bánh có lá dong xanh biếc bọc ở bên ngoài, bên trong là những hạt lúa nếp thơm nồng, sau đó là một lớp đỗ và trong cùng là thịt lợn. còn bánh tròn là bánh được dùng những hạt gạo nếp giã nhuyễn và nặn thành hình tròn.

Ngày những hoàng tử dâng lên vua những thứ lễ mà mọi người đã tìm được và làm được. mọi người ai cũng háo hức vì tự tin ở chính những sản phẩm của mình. Đó đều là những sản phẩm đắt giá, thế nhưng chỉ có sản phẩm của Lang Liêu là những thứ bánh giản dị nhất. Đứng giữa những món ăn sang trọng, Lang Liêu cảm thấy hai thứ bánh của mình thật là đơn giản. Những sau đó, vua cha nếm thử từng món một mà vẫn không hề cảm thấy ưng ý. Cuối cùng, vua cha nhìn thấy hai món bánh độc đáo của Lang Liêu. Ông cùng những quần thần cảm thấy rất bất ngờ. khi nếm hai món bánh này, ông lại càng kinh ngạc nhiều hơn. Những món bánh của chàng ăn và cảm thấy như đã nếm được cả những hương vị của trời đất và những tinh tế trong từng hạt gạo mang lại. Lang liêu đã nói rằng, hai thứ bánh của chàng đại diện cho trời và đất. Bánh hình vuông là trời, màu xanh của nó như thể hiện của những thực vật, cây cỏ dưới mặt đất. màu xanh dịu dàng bọc lấy từng hạt ngọc của đất trời tên là bánh chưng. Còn chiếc bánh hình tròn là chiếc bánh giầy. hình tròn chính là biểu tượng của bầu trời bao la, trời đất cùng nhau tồn tại và trở thành những biểu tượng của đất nước. Nhà vua cảm thấy thật vui mừng vì đã tìm được thứ bánh có ý nghĩa đích thực nhất để dâng lên tổ tiên, thể hiện được chính đạo lí của đất trời. Bởi đất nước là một đất nước nông nghiệp, do đó trong những sản phẩm của những người nông dân thì hạt gạo là thứ quan trọng nhất. phải trân trọng được chính những sản phẩm và hiểu được những khó khăn, vất vả của người nông dân thì chúng ta mới có thể biết được những khó khăn, vất vả của người nông dân và có được những cách để giúp cho đất nước phát triển. cuối cùng thì chàng đã được vua trao cho ngôi vị để thay vua cha trị vì đất nước.Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy- những thứ bánh mang lên ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ cua mình đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: ở hiền gặp lành.
Eren Jeager
26 tháng 8 2017 lúc 15:39

Bạn tham khảo nha !

Tết- là ngày lễ cổ truyền của dân tộc, là ngày tất cả những người con đi xa được trở về cùng nhau sum họp bên gia đình bên những nồi bánh chưng đượm khói thơm nồng hay những cánh đào hoa tươi sắc thắm khe khẽ nở trong những ngày tiết trơi lành lạnh. Những ngày này, ai ai cũng cũng bận rộn cùng nhau đi mua sắm tết, cùng nhau dọn dẹp lại ngôi nhà của mình và trang hoàng cho bàn thờ của mình để thờ cúng tổ tiên được hương khói đượm nồng. và trên bàn thờ của mỗi gia đình ngày tết không thể không có hình ảnh của những chiếc bánh chưng, bánh giầy mang đậm những nền văn hóa của dân tộc.

Bánh chưng, bánh giầy tại sao lại là những hình ảnh đại diện cho ngày tết của dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được giải đáp trong câu chuyện về Bánh chưng và bánh giày. Câu chuyện bắt đầu từ khi nhà vua đã già và muốn tìm trong số những người con của mình một người để nối dõi. Nhà vua có rất nhiều người con nhưng để chọn lựa ra được người con nào xứng đáng nhất cho ngôi báu thì nhà vua phải băn khoăn và không biết phải làm như thế nào. Nghe theo lời của những quần thần, nhà vua quyết định lựa chọn cách đưa ra lời thách đố cho tất cả những người con của mình: ai tìm ra lễ vật dâng lên trời đất và tổ tiên vừa ý vua nhất, vua sẽ trao ngôi vị cho người đó. Tất cả những hoảng tử đều cảm thấy rất háo hứng và muốn nhanh chóng tìm những thứ quý giá nhất để dâng lên vua.

Trong số những người con của vua chỉ có duy nhất một hoàng tử thứ mười tám tên là Lang Liêu. Chàng không hề giống như những vị hoàng tử khác mà chàng là một người có tấm lòng nhân hậu, cao đẹp, luôn chăm chỉ làm những công việc của nhà nông mà không hề nề hà bất cứ việc gì. Nhận được lệnh của vua ban, chàng cảm thấy vô cùng lo lắng và không biết tìm đâu ra được lễ vật để hợp ý vua mà vẫn nói được lên tấm lòng của mình dành cho vua cha. Những người anh khác của chàng đều đã tìm được những thứ quý giá mà vua cha có lẽ sẽ thích như đôi chim công, tay gấu, chả phượng, . . chàng không thể có được những thứ quý giá như vậy. sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, có một hôm, chàng vừa chợp mắt thì thấy được một vị tiên bày cách cho chàng làm được thứ bánh dâng lên vua bằng chính những nguyên liệu mà Lang liêu và gia đình của chàng đã chăm chỉ làm được. đó chính là những hạt gạo trắng ngần- thứ tưởng chừng như bình dị nhưng lại là thứ quý giá nhất trong cuộc sống này để làm ra được hai thứ bánh độc đáo dâng lên đất và trời. Một thứ bánh vuông và một thứ bánh tròn. Bánh vuông là bánh có lá dong xanh biếc bọc ở bên ngoài, bên trong là những hạt lúa nếp thơm nồng, sau đó là một lớp đỗ và trong cùng là thịt lợn. còn bánh tròn là bánh được dùng những hạt gạo nếp giã nhuyễn và nặn thành hình tròn.

Ngày những hoàng tử dâng lên vua những thứ lễ mà mọi người đã tìm được và làm được. mọi người ai cũng háo hức vì tự tin ở chính những sản phẩm của mình. Đó đều là những sản phẩm đắt giá, thế nhưng chỉ có sản phẩm của Lang Liêu là những thứ bánh giản dị nhất. Đứng giữa những món ăn sang trọng, Lang Liêu cảm thấy hai thứ bánh của mình thật là đơn giản. Những sau đó, vua cha nếm thử từng món một mà vẫn không hề cảm thấy ưng ý. Cuối cùng, vua cha nhìn thấy hai món bánh độc đáo của Lang Liêu. Ông cùng những quần thần cảm thấy rất bất ngờ. khi nếm hai món bánh này, ông lại càng kinh ngạc nhiều hơn. Những món bánh của chàng ăn và cảm thấy như đã nếm được cả những hương vị của trời đất và những tinh tế trong từng hạt gạo mang lại. Lang liêu đã nói rằng, hai thứ bánh của chàng đại diện cho trời và đất. Bánh hình vuông là trời, màu xanh của nó như thể hiện của những thực vật, cây cỏ dưới mặt đất. màu xanh dịu dàng bọc lấy từng hạt ngọc của đất trời tên là bánh chưng. Còn chiếc bánh hình tròn là chiếc bánh giầy. hình tròn chính là biểu tượng của bầu trời bao la, trời đất cùng nhau tồn tại và trở thành những biểu tượng của đất nước. Nhà vua cảm thấy thật vui mừng vì đã tìm được thứ bánh có ý nghĩa đích thực nhất để dâng lên tổ tiên, thể hiện được chính đạo lí của đất trời. Bởi đất nước là một đất nước nông nghiệp, do đó trong những sản phẩm của những người nông dân thì hạt gạo là thứ quan trọng nhất. phải trân trọng được chính những sản phẩm và hiểu được những khó khăn, vất vả của người nông dân thì chúng ta mới có thể biết được những khó khăn, vất vả của người nông dân và có được những cách để giúp cho đất nước phát triển. cuối cùng thì chàng đã được vua trao cho ngôi vị để thay vua cha trị vì đất nước.

Tóm lại, câu chuyện đã nói lên được những nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy- những thứ bánh mang lên ý nghĩa của dân tộc và qua đây, thế hệ ông cha ta cũng nói lên những suy nghĩ cua mình đề cao những con người hiền lành và tốt bụng: ở hiền gặp lành.

Lưu Phương Ly
6 tháng 9 2017 lúc 20:13

câu truyện bánh chưng bánh giầy cho ta ý nghĩa:ns về hai loại bánh thơm ngon và bình dị của dân tộc ta. từ đó cũng đề cao nghề nông và sản vật do con ng tạo ra.hai loại bánh cô truyên cho ta thấy nhưng giọt nc mắt làm ra hạt gạo thơm ngon ngọt bùi, những thứ như lá dong, đậu xanh, thịt lợn đc bao bọc ngu ý thương yêu đum bọc lân nhau .

Lưu Phương Ly
6 tháng 9 2017 lúc 20:13

mik chi viet đc thê thôi thông cam nha


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Huyền Nhi
Xem chi tiết
Công Chúa Hoa Hướng Dươn...
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Dũng
Xem chi tiết
FC K-POP
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Tiến
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết
Nguyễn tùng chi
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Dũng
Xem chi tiết
Viên kim cương nhỏ
Xem chi tiết