II. Văn bản "Vượt thác" (Quê nội- Võ Quảng)
C1: Phân tích sự thay đổi của cảnh sông nước và cảnh hai bên bờ? Người kể đã quan sát cảnh vật từ vị trí nào? Vị trí ấy có thích hợp không? Vì sao?
C2: Phân tích cảnh vượt thác qua hình ảnh Dượng Hương Thư? Hình ảnh so sánh nào ấn tượng nhất? Ý nghĩa, nghệ thuật của nó?
C3: Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của hai hình ảnh cây cổ thụ trong văn bản?
II. Văn bản "Vượt thác" (Quê nội- Võ Quảng)
C1: Phân tích sự thay đổi của cảnh sông nước và cảnh hai bên bờ? Người kể đã quan sát cảnh vật từ vị trí nào? Vị trí ấy có thích hợp không? Vì sao?
Cảnh sông nước thay đổi theo điểm nhìn của tác giả qua ba chặng đường trên sông :
- Đoạn sông đầu tiên nằm ở vùng đồng bằng. Tại đây, sông hiền hòa, thơ mộng, cảnh hai bên bờ đẹp một vẻ đẹp êm đềm với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít. Trên sông, những con thuyền chầm chậm, bình yên.
- Đoạn thứ hai toàn thác dữ. Nhịp điệu câu văn cũng biến đổi, vẻ êm đềm của cảnh trí đã những chỗ cho vẻ đệp dữ dội qua hình ảnh : Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
- Đoạn thứ ba : Sau cảnh vượt thác, thiên nhiên trở lại êm đềm như đón chào những người thắng lợi trở về : Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.
Người kể đã quan sát cảnh vật từ trên thuyền. Đây là vị trí thích hợp. Người miêu tả vừa có thể quan sát cảnh trên sông, vừa nhìn thấy cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Qua đôi mắt người kể, cảnh trí hiện lên như những thước phim quay chậm nói về một thiên nhiên hùng vĩ nhưng đầy chất thơ.